Từ khoá: "người truyền cảm hứng"
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình được biết đến như một “huyền thoại” của Toán học Việt Nam khi đạt điểm tuyệt đối 40/40, nhận giải đặc biệt cho thí sinh có lời giải đẹp tại Olympic Toán quốc tế 1979. Ông đã viết nên một phần rực rỡ của lịch sử toán học nước nhà bằng chính trí tuệ và sự tận tụy suốt cả cuộc đời mình.
5 năm tận tụy với công việc giữ đèn ở nghĩa trang, chàng trai Đà Nẵng - Võ Văn Siêu tự ví mình là người giúp việc cho người đã khuất.
Tại buổi vinh danh 100 người hiến máu tiêu biểu năm 2025, chị Huỳnh Thị Mỹ An (50 tuổi, Hà Nội) đã được tôn vinh bởi hành động cao đẹp với 28 lần hiến máu và 82 lần hiến tiểu cầu.
Những ngày qua, câu chuyện của hai thím cháu người Mông bị lái xe taxi “chặt chém” 4.2 triệu đồng tiền taxi cho quãng đường hơn 20km từ bến xe Mỹ Đình đến ngã tư Nội Bài (Hà Nội) đã nhận được sự chú ý lớn từ cộng đồng.
Gần 10 năm qua, lớp học tình thương của bà Trần Thị Thanh Thủy (70 tuổi) vẫn sáng đèn mỗi tối để dạy chữ cho trẻ em nghèo quanh khu vực phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.
Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Những ngày gần đây, Nguyễn Nam Long - cái tên đã quá quen thuộc với nhiều người quan tâm lĩnh vực lập trình ở TP.HCM lại một lần nữa khiến mạng xã hội "sốt xình xịch" khi chính thức nhận vai trò Giám đốc Phát triển (Chief Growth Officer - CGO) tại một công ty phần mềm.
Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.
Không chân, không bằng cấp nhưng người thợ sửa giày 44 tuổi (Trung Quốc) vẫn kiên cường vượt qua nghịch cảnh, cố gắng rèn luyện mỗi ngày với ước mơ được một lần đến phát biểu ở Đại học Harvard.
Trong hành trình phát triển của nền y học Việt Nam, có những cái tên không chỉ được nhớ đến bởi tài năng, mà còn bởi tầm ảnh hưởng đạo đức và giá trị sống mà họ để lại cho thế hệ mai sau. Gia đình bác sĩ Tôn Thất Tùng chính là một hình mẫu rạng rỡ của sự giao thoa giữa trí tuệ và nhân cách, giữa giáo dục gia đình và lý tưởng phụng sự xã hội, với những con người ghi danh mình vào lịch sử Y học không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.