Người xưa dặn: Tết Đoan Ngọ treo lại lá này, gia chủ gặp hung hóa cát, gia đạo yên ấm
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm, ngoài việc sắm lễ cúng thì còn một số nghi thức mà các gia đình hay thực hiện để mang lại may mắn, bình an.

Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương, trong đó Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ chỉ thời điểm giữa trưa (giờ Ngọ từ 11h đến 13h). Đây là dịp lễ truyền thống của người dân ở một số nước châu Á như Hàn Quốc, Triều tiên, Trung Quốc, Việt Nam… Tết Đoan Ngọ diễn ra vào đúng ngày 5/5 âm lịch hằng năm.
Đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ còn được coi là Tết diệt sâu bọ. Đây là thời điểm thời tiết nóng ẩm, các loài sâu bọ phát triển mạnh nên người xưa làm lễ để xua đuổi chúng, cầu mùa màng bội thu. Ngoài ra, đây cũng là dịp lễ để giải trừ bệnh tật cho con người.

Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị vài món lễ vật như hoa tươi, trái cây tươi, cơm rượu nếp, bánh tro… để dâng lên tổ tiên, thần linh cầu cho mưa thuận gió hoà, sâu bệnh không phá hoại mùa màng, con người khoẻ mạnh. Vào sáng 5/5 âm lịch, thay vì ăn sáng như bình thường, người xưa cho rằng nên ăn các món như trái cây, rượu nếp… để "diệt sâu bọ" trong cơ thể người, giúp phòng ngừa bệnh tật.
Ngoài tục tệ này, cũng có nơi sẽ treo một số loại lá cây trước cửa để xua đuổi xui xẻo, cầu may mắn.
Thứ nên treo trước cửa trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo quan niệm xa xưa, vào ngày 5/5 âm lịch, các gia đình có thể treo lá ngải cứu hoặc lá xương bồ ở trước cửa. Các loại lá này được coi là thứ có tác dụng chuyển hoá năng lượng, giải trừ vận đen, xua đuổi tà ma.
Ngoài ra, gia chủ có thể dùng lá ngải cứu để xông nhà, xông các đồ vật cũ trong khoảng 30 giây để tiêu trừ năng lượng xấu đã tích tụ bấy lâu nay.
Việc treo lá xương bồ, lá ngải cứu trước cửa còn được cho là có tác dụng mở lối đón Thần Tài, đem may mắn đến cho gia đình, cầu mọi chuyện bình an, làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc.
Mùi thơm của lá xương bồ, lá ngải cứu còn có tác dụng đuổi các loại côn trùng, giúp căn nhà có mùi thơm dễ chiụ, thoải mái, thanh lọc không khí.

Gia chủ sẽ chọn những bó lá ngải cứu tươi, không bị sâu bệnh, héo úa. Cứ 5 cành ngải cứu lại buộc thành một chùm, sử dụng dây đỏ để cố định.
Treo bó ngải cứu ngay cửa ra vào hoặc những nơi dễ thấy. Có thể treo mỗi bên bên cửa một bó như vậy. Khi treo cần phải chú ý rằng phần gốc của cây sẽ hướng lên trên còn phần ngọn hướng xuống đất.
Cành xương bồ cũng treo tương tự.
Sau khoảng 20 ngày, cành lá của các loại cây này sẽ héo khô và không còn mùi thơm như ban đầu. Gia chủ có thể bỏ chúng đi.
(Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm)
Xem thêm: Vì sao vào Tết Đoan Ngọ 5/5 vua Nguyễn lại tặng quà cho bá quan văn võ?
Đọc thêm
Tết Đoan Ngọ 5/5 mang ý nghĩa đẩy trừ xui xẻo, sum họp gia đình. Vậy nếu ngày này bạn chọn đi du lịch thì có sao không?
Nhắc đến nguồn gốc Tết Đoan Ngọ, người ta thường nói đây là phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng ít ai biết được, Tết Đoan Ngọ còn có liên quan đến Phật giáo.
Cúng Tết Đoan Ngọ 5/5 âm vào giờ nào năm 2022 là tốt nhất là câu hỏi hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc trên.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.