Tết Đoan Ngọ có liên quan gì đến Phật giáo?
Nhắc đến nguồn gốc Tết Đoan Ngọ, người ta thường nói đây là phong tục bắt nguồn từ Trung Quốc. Nhưng ít ai biết được, Tết Đoan Ngọ còn có liên quan đến Phật giáo.

Theo Wikipedia, Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông, có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hóa.
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là “Tết giết sâu bọ".
Theo truyền thuyết, Tết Đoan Ngọ thường được biết tới là thời điểm dương khí thịnh, âm khí suy, vạn vật sinh sôi nảy nở nên kéo theo các loài sâu bọ cũng phát triển mạnh mẽ. Tháng 5 âm lịch được coi là tháng hung trong tiềm thức dân gian nên tổ chức lễ Đoan Ngọ để xua đuổi tà khí, diệt trừ sâu bệnh.

Nhưng nguyên nhân thực chất tạo thành Tết Đoan Ngọ lại bắt đầu từ kinh Phật. Theo Phật giáo, tiết Đoan Ngọ là thời điểm ác quỷ quấy phá hung hăng nhất trong năm. Tuệ Nhật thiền sư trích lời trong “Đại Tuệ Phổ Giác thiền viện” rằng: từ thời Nam Tống, ngày 5/5 âm lịch là ngày đại quỷ vỗ tay tiểu quỷ, bỗng nhiên đụng phải bùa đào thần, cả hai cùng kêu khổ. Bởi vậy, Tết Đoan Ngọ nguyên thủy được tổ chức là vì mục đích trừ tà trấn quỷ và có xuất phát từ Phật giáo.
Ngày nay, chùa miếu đều thắp hương kính quỷ để cầu mong vô sự. Thần Chung Quỳ có nhiệm vụ xua đuổi ma quỷ, trừ tà, hộ bình an được thờ trong điện. Cùng với đó, các chùa thường sử dụng bùa chú bằng gỗ đào.

Đi cùng với trấn áp ma quỷ là cầu phúc. Trong tiết Đoan Ngọ, hai nghi lễ tôn giáo chính là tế quỷ và trừ quỷ. Tiết Đoan Ngọ là thời điểm mà trăm quỷ, vạn bệnh sinh sôi nên nhất thiết phải làm lễ tế quỷ. Dân gian thường hiến tế gia súc để quỷ đói khát nhận mà không quấy phá. Còn Phật giáo tế lễ bằng cháo và đồ chay để yên lòng quỷ đói, đồng thời đọc kinh để an ủi chúng quỷ, hướng chúng tới hóa độ.
Sau này, văn hóa có sự giao thoa và cải biến, tích hợp với văn hóa dân gian nên ngày Tết Đoan Ngọ còn là ngày lên rừng hái thuốc, với mong muốn bách bệnh tiêu tan, thân thể khỏe mạnh. Về tới Việt Nam, Tết Đoan Ngọ trở thành “ngày giết sâu bọ”, diệt trừ sâu hại và mầm bệnh trong người.
Xem thêm: Trọn bộ văn khấn Tết Đoan Ngọ (5/5) 2023 đầy đủ nhất
Đọc thêm
Theo phong tục của người Việt, Tết Đoan Ngọ sẽ gồm 3 phần lễ chính là cúng gia tiên và cúng ngoài trời. Gia chủ có thể làm lễ mặn hoặc lễ chay.
Vào ngày 5/5 tết Đoan Ngọ, người Việt Nam sẽ làm lễ giết sâu bọ, vậy còn các nước khác thì sao?
Chúng ta nên sắp mâm cúng vào ngày này để cúng lễ tổ tiên, thể hiện tâm tri ân phù hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Nếu cúng lễ không đúng Pháp, không những không nhận được lợi ích mà còn mất phước. Vậy mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì và cúng lễ thế nào cho đúng Pháp? Mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây.