Sống đời “chạn vương” – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi cứ nghĩ mình chỉ cần cố gắng, nhẫn nhục 3 năm rồi ra ở riêng là có tất cả, nhưng cuộc sống này đang dần biến tôi thành “chạn vương”, hèn nhát và nhu nhược.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xuất thân từ nông thôn, gia đình lại khó khăn, thiếu thốn nên tôi luôn ấp ủ giấc mơ được sống ở thành phố, ở nhà cao cửa rộng. Từ những năm đi học tôi đã ý thức rất rõ con đường đổi đời của mình là phải học giỏi, có được công việc kiếm ra nhiều tiền. Vì thế tôi đã nỗ lực không ngừng, đỗ được vào một trường đại học danh tiếng ở Thủ đô với ngành học triển vọng.

Thế nhưng, khi thật sự bước chân lên thành phố tôi mới nhận ra cuộc sống ở đây thật không dễ dàng chút nào. Mọi thứ đều vô cùng đắt đỏ, số tiền bố mẹ chu cấp chẳng thấm vào đâu, dù tôi đã ăn tiêu rất tiết kiệm. Từ năm 2 đại học, tôi đã chăm chỉ đi làm thêm nhưng cũng chỉ đủ sống thoải mái hơn một chút thôi. Hiện thực cuộc sống làm tôi nhận ra mục tiêu kiếm tiền, mua nhà, làm người thành phố của tôi xa vời vợi.

Cuối cùng, sau nhiều đêm nằm suy nghĩ tôi quyết định chọn một con đường ngắn hơn để thực hiện hóa ước mơ của mình là lấy một cô vợ giàu có người thành phố. Vậy là tôi bắt đầu tìm cách tiếp cận những đối tượng tiềm năng, bỏ qua mọi rung động tự nhiên của bản thân.

song-doi-chan-vuong-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Không ít lần tôi bẽ mặt vì bị các “tiểu thư” từ chối. Khi biết xuất thân của tôi, họ đều không nhận lời tiến tới. Mãi sau này khi đi làm được vài năm, tôi mới lọt vào mắt xanh cô con gái của một sếp lớn.

Cô ấy hơn tôi 2 tuổi, không được xinh đẹp lắm nhưng lại rất kiêu kỳ. Thực lòng tôi không thích kiểu người như cô ấy, nhưng vì mục tiêu ấp ủ, tôi vẫn chủ động làm quen, tán tỉnh. Sau một thời gian theo đuổi, cô ấy đã phải lòng tôi và chấp nhận hẹn hò.

Ngày về ra mắt tôi cảm nhận rõ bản thân đang bị coi thường. Dù bố mẹ phản đối nhưng cô ấy vẫn một mực muốn lấy tôi làm chồng, hết cách họ đành phải đồng ý cho chúng tôi kết hôn với điều kiện là tôi phải ở rể 3 năm, sau đó nếu ổn họ sẽ mua nhà cho hai vợ chồng ra ở riêng.

Lúc bấy giờ nhìn cơ ngơi nhà vợ, tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà đồng ý ngay. Thậm chí, tôi còn mơ tưởng về khoản thừa kế của vợ sau này mà khấp khởi mừng thầm trong bụng. Thế nhưng, sau đám cưới, tôi mới biết sống đời “chạn vương” thật chẳng dễ dàng gì.

Đi làm thì thôi, cứ hễ về nhà tôi lại phải nhìn thái độ mọi người để cư xử, nhất là bố mẹ vợ. Rồi lúc nào tôi cũng phải đóng vai người chồng thương yêu vợ hết lòng, người con rể hiếu thảo, người em rể hiểu chuyện. Dù ăn ngon mặc sướng, nhưng tôi lại cảm thấy mình chẳng khác gì người hầu. Muốn đi đâu xa tôi đều phải xin phép bố mẹ vợ. Ông bà không thích tôi về quê nên từ ngày lấy vợ số lần tôi về thăm bố mẹ đẻ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tết tôi cũng chỉ tranh thủ về được 1 ngày rồi lên luôn. Tuy có tiền cho bố mẹ nhiều hơn trước nhưng nhìn ánh mắt buồn bã của họ, tôi cũng chạnh lòng.

Cưới nhau gần 1 năm, vợ tôi có bầu. Cô ấy càng nũng nịu khó chiều hơn, lấn lướt tôi đủ đường nhưng tôi vẫn luôn cố gắng nhẫn nhịn, yêu chiều vợ. Ngày vợ tôi sinh con trai, cả nhà vui như hội, tôi cũng có thêm động lực cố gắng để chờ hết 3 năm ở rể để ra riêng.

Bố mẹ tôi ở quê nghe tin cũng mừng lắm và nóng lòng muốn được lên gặp cháu nội. Họ nhanh chóng bắt xe lên thành phố thăm cháu, nhưng nhà ngoại đón họ bằng sự ghẻ lạnh và khinh thường làm tôi bức xúc. Họ chê bai những món quà mà bố mẹ tôi mang lên, thậm chí còn không cho ông bà đến gần cháu vì sợ không sạch sẽ lây bệnh.

Bố mẹ tôi ngỏ ý khi nào bé cứng cáp hơn thì cho về quê nội chơi liền bị mẹ vợ mỉa mai: “Ôi giời, ông bà nhớ thì lên thăm, chứ đưa cháu tôi quê làm gì cho tội nghiệp. Bố nó đã biết khôn về ở nhà này, cháu tôi dại gì mà về đấy cho khổ”.

Bố mẹ tôi tối sầm mặt lại, biết hoàn cảnh của con nên cũng không dám gay gắt với thông gia. Tôi thương bố mẹ nên đánh liều lên tiếng. Tôi bảo bố mẹ vợ không nên nói vậy, nhà tôi tuy ở nông thôn nhưng cũng rất sạch sẽ, hơn nữa cháu nội về thăm ông bà cũng là điều rất bình thường.

Không ngờ, vừa dứt lời, mẹ vợ liền lên tiếng mỉa mai:“Chạn vương nhà anh mà dám giáo huấn chúng tôi sao. Có giỏi thì về đấy mà sống, sao cứ bám lấy cái nhà này. Con gái tôi nó ngu muội chọn anh, nhưng anh đừng tưởng chúng tôi không biết anh nghĩ gì. Không có dễ đâu nhé, biết điều thì im lặng mà sống, nhà này còn xem xét”.

Tôi xấu hổ và nhục nhã vô cùng, nhưng chỉ biết cúi đầu. Lúc tiễn bố mẹ ra về, mẹ tôi rơi nước mắt nói: “Sao con lại sống khổ thế này hả con. Giàu có cao sang mà làm gì khi mình không thể là chính mình…”.

Lời mẹ nói như nhát dao cứa vào tim tôi chảy máu. Tôi vốn nghĩ chỉ cần cố gắng nhẫn nhịn 3 năm ra ở riêng là có tất cả, nhưng cuộc sống này đang dần biến tôi thành kẻ hèn nhát và nhu nhược. Tôi cảm thấy vô dụng và uất ức vì không thể bênh vực được bố mẹ của mình. Tôi đã không ít lần nghĩ đến việc ly hôn để giải thoát, nhưng nếu thế thì sự cố gắng bấy lâu nay của tôi thành công cốc. Hơn nữa con tôi còn quá nhỏ, tôi thương và sợ mất con…

Xem thêm: Đào mỏ - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Sau một lần giận chồng bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi nhận ra đây là "nước cờ" sai lầm không nên lặp lại. Bởi trên thực tế nhiều người đã mất gia đình vì hạ xách trị chồng này.

“Nước cờ” sai lầm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Mẹ chồng ở nhà tôi một tuần và cư xử như bà chủ trong nhà, còn tôi chẳng khác gì người giúp việc. Bà hạch sách, phàn nàn đủ điều khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Mẹ chồng coi con dâu như giúp việc – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nhà có cỗ, ai cũng xắn tay vào làm, bố vợ cũng không ngoại lệ thế mà chàng rể quý lại ngồi vắt chân uống nước, hút thuốc, mặc kệ mọi người.

Chàng rể quý – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Chúng ta có thể nhìn thấu một người khi họ tức giận, mất đi ý chí. Lúc này, họ sẽ bộc lộ rõ nội tâm của bản thân.

Cổ nhân nói: Muốn thấu bản chất người quân tử hay kẻ tiểu nhân, hãy quan sát 1 điểm này
0 Bình luận

Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.

Cổ nhân nói: Phúc thọ sẽ về khi ta làm tốt những điều này
0 Bình luận

Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.

Cổ nhân dặn: Trong nhà có 3 thứ này, trẻ thì bất hạnh, già thì thê lương
0 Bình luận


Bài mới

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 giờ trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đề xuất