Chàng rể quý – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Nhà có cỗ, ai cũng xắn tay vào làm, bố vợ cũng không ngoại lệ thế mà chàng rể quý lại ngồi vắt chân uống nước, hút thuốc, mặc kệ mọi người.

Lần nào cũng vậy, cứ về tới nhà chồng là tôi lại lao đầu vào nấu nướng hết món này đến món khác, đến khi cơm nước xong xuôi nuốt cũng chẳng ngon.
Tháng trước, nhà chồng có giỗ, tôi bảo mẹ chồng đặt bên ngoài để đỡ phải tất bật chuẩn bị rồi còn phải rửa bát, nhưng bà nhất định không chịu. Mẹ chồng bảo cỗ đặt bên ngoài không ngon bằng mình nấu. Thế là hôm ấy, từ sáng sớm bà gọi tôi dậy để cùng đi chợ, nấu nướng.
Nấu xong, tôi hoa mắt chóng mặt. Chưa hết, món nào mẹ chồng cũng đòi phải ăn nóng. Thế là trong lúc khách khứa đã ngồi hết vào bàn, tôi vẫn phải tất bật xào nấu bên ra, không khác gì giúp việc.
Kêu ca với chồng thì anh bảo: “Đàn bà không bếp núc thì chẳng lẽ đàn ông làm?”.
Tôi bực mình đáp luôn: “Gia đình em mấy đời đều đàn ông vào bếp cả, ngay cả bố em cũng sớm tối bếp núc, mẹ em chẳng phải làm mấy việc đó bao giờ”.
Chồng tôi thở dài ngao ngán nói: “Nhà em thế nào anh không biết, nhưng nhà anh là thế, đàn bà phải bếp núc tươm tất, chứ không đàn ông lấy vợ để làm gì?’.

Từ ngày cuối, tuần nào chồng cũng bắt tôi về quê thăm bố mẹ. Lần nào về cũng bày vẽ cơm nước với rất nhiều món. Mà ăn thì ít, bát đũa thì nhiều. Đến lúc dọn dẹp chỉ có mình tôi hì hục, trong khi đó mẹ chồng với đàn ông trong nhà thì vắt chân ngồi uống trà nói chuyện phiếm.
Sau vài lần như thế tôi không chịu về nhà chồng thường xuyên nữa. Cùng vì việc này mà hai vợ chồng cãi nhau rất nhiều lần.
Gần đây, quê ngoại có cỗ nên hai vợ chồng tôi có về chơi. Về đến nhà, anh lại vắt chân chữ ngũ ngồi uống trà, hút thuốc, không đụng tay vào việc gì.
Thấy tôi bực mình cằn nhà, mẹ vội vào bệnh nói: “Mấy khi vợ chồng về chơi, để nó ngồi uống nước cũng được, nhà có việc gì đâu”.
Tôi nghe mà tức, “nhà có việc gì đâu” trong khi ai cũng tất bật nấu nướng, dọn dẹp, bưng bê bàn ghế. Cả bố tôi cũng xắn tay áo vào làm cỗ. Trong khi đó mẹ tôi lại bê đĩa hoa quả vào phục vụ chàng rể như “ông hoàng”. Hôm đó, tôi góp ý luôn với mẹ, chính mẹ làm như thế nên chàng rể mới hư, ỷ lại vào vợ.
Tôi cũng nhắc khéo chồng, không làm gì thì cũng đứng dậy ra ngoài nhìn ngó một tí, trò chuyện với mọi người cho đỡ ngại nhưng anh tặc lưỡi mặc kệ. Anh bảo có phải nhà anh đâu là lo với nghĩ.
Xưa nay ông bà hay nói “dâu con, rể khách”, để hàm ý chỉ con rể là khách, con dâu là con. “Con” thì phải làm mọi việc trong nhà, còn “khách” được quyền ngồi chơi, đợi hầu cơm tận miệng.
Tôi quyết định từ lần sau nếu cỗ bản ở nhà anh thì việc rửa bát là việc của đàn ông. Đàn ông đã không nấu ăn rồi, chẳng lẽ đến rửa bát cũng không? Làm gì có chuyện con rể được lười biếng, còn con dâu phải làm mọi việc trong nhà.
Hỡi các chàng rể, đừng tự cho mình cái quyền làm “khách”. Nếu ở nhà chồng, vợ các anh cũng phải làm hùng hục, bếp núc suốt ngày thì khi về nhà vợ, các anh cũng nên làm tròn trách nhiệm “làm rể”.
Xem thêm: Anh em ruột không bằng ao nước lã – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Các cụ ngày xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột trong nhà lại chẳng bằng ao nước lã, lúc anh trai khó khăn người em giàu có chẳng mảy may giúp đỡ.
Mẹ chồng ở nhà tôi một tuần và cư xử như bà chủ trong nhà, còn tôi chẳng khác gì người giúp việc. Bà hạch sách, phàn nàn đủ điều khiến tôi mệt mỏi vô cùng.
Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.
Tin liên quan
Cổ nhân cho rằng, những người khôn ngoan sẽ không để tâm đến 3 chuyện này. Những kẻ dại dội thì hay chấp nhặt, để ý từng ly từng tý.
Cổ nhân xưa tin rằng, những người thuộc mệnh này cực hợp trồng cây đinh lăng. Vì loại cây này giúp hút tài lộc, mang lại phú quý, giàu có.
Cổ nhân cho rằng, những ai ngoài tướng mạo có 3 điểm cao này thì sẽ là người may mắn, mang mệnh phú quý, giàu sang.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.