Ông bố “thích” nằm viện – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Từ ngày mẹ mất, bố dù chẳng ốm đau gì bịa ra bệnh để nằm viện điều trị dăm bữa, nửa tháng khiến cuộc sống con cháu đảo lộn theo.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Bố lại đi nằm viện điều trị theo chế độ bảo hiểm rồi đấy chị. Lần này bố bảo đi chừng nửa tháng mới về”, nghe cậu em trai báo tin chị lại thấy bực bội trong lòng. Mẹ chị bị ung thư, sau 2 năm chiến đấu với bệnh tật thì mất. Trong những ngày tháng cả nhà cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo, chị hiểu hơn ai hết tình cảm của bố dành cho mẹ sâu nặng đến mức nào. Bố luôn nói với 3 đứa con rằng: “Cả đời mẹ đã hy sinh cho gia đình mình quá nhiều, bố chưa kịp bù đắp lại cho mẹ thì mẹ đã ra đi”.

Bố là bộ đội xa nhà, cưới vợ xong, hết ngày phép, bố quay lại đơn vị, mọi việc trong nhà từ chăm sóc con cái, phụng dưỡng bố mẹ già đều mình mẹ quán xuyến. mỗi năm bố nghỉ được 2-3 lần, mỗi lần vài ngày, rồi lại đi biệt cả năm trời. Chị và hai em trai từ nhỏ đã được bố mẹ rèn luyện thích ứng với việc lớn lên trong hoàn cảnh sống xa bố quanh năm, tự lập trong sinh hoạt và học hành, chăm sóc lẫn nhau và cùng mẹ phụng dưỡng ông bà già yếu.

Cứ thế, mẹ mải miết hoàn thành trách nhiệm dâu thảo với bố mẹ chồng cho đến ngày ông bà khuất núi. Mẹ cũng làm tốt vai trò người mẹ, người vợ khi thay chồng nuôi nấng, dạy dỗ ba đứa con ăn học đến nơi đến chốn. Bây giờ chị và hai em trai đều có công ăn việc làm ổn định, có gia đình nhỏ của riêng mình.

Đến ngày bố chị về hưu mẹ mới được thảnh thơi một chút. Biết mẹ vất vả nên ông dồn hết tình thương bao năm xa vắng bù đắp cho lại cho vợ. Ông chăm sóc, chiều chuộng bà hết mực khiến ai nhìn vào cũng tưởng vợ chồng son. Nhưng chưa hưởng hạnh phúc được bao lâu thì mẹ phát hiện ra bệnh hiểm nghèo. Đối với bố đó là cú sốc lớn, bởi những gì ông định bù đắp cho vợ vẫn còn chưa thực hiện được bao nhiêu.

ong-bo-thich-nam-vien-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Những ngày cuối đời, mẹ cũng trăn trở nhiều vì không nỡ rời cuộc đời này trước ông. Bà vẫn luôn bảo sau này nếu trời gọi về với tổ tiên thì mong để mình đi sau ông, để là lo cho ông xong xuôi thì đã đi, bà sợ ông ở lại một mình không có người bầu bạn, chăm sóc. Dù có con cháu đầy đủ nhưng xưa nay người ta vẫn có câu “con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Thế là những ngày bệnh trở nặng, bà lúc nào cũng thủ thỉ bảo ông sau này nếu còn sức khỏe thì tìm một người phụ nữ thay bà bầu bạn, chăm sóc ông trong chặng đường cuối đời. Bà chẳng ghen tỵ hay hờn trách gì đâu, bởi ông sống tốt bà mới an lòng. Chị và hai đứa em trai nghe xong cũng quặn lòng trước tình cảm của bố mẹ.

Sau ngày mẹ chị mất, bố chới với trong cuộc sống. Vợ chồng em trai sống cùng rất quan tâm, chăm sóc ông nhưng chẳng thể bù đắp được khoảng trống mà bà để lại. Qua thời gian, chị sinh thêm con thứ 2 nên bận tối mắt tối mũi với bọn nhỏ. Đứa em trai út thì công việc chủ yếu ở nước ngoài nên đi đi về về không có mấy thời gian chăm bố. Em trai thứ hai thì mở rộng kinh doanh nên bận bịu hơn trước nhiều. Ai cũng mải miết với cuộc sống, công việc và gia đình riêng nên dần dà cũng quên dần sự quan tâm đến bố.

Một ngày, bố chị đổ bệnh, bác sĩ bảo là bệnh người già, chỉ cần con cháu quan tâm đến đời sống tinh thần của ông một chút là ổn. Lần đó, bệnh viện cho ông nằm viện điều trị theo chế độ “an dưỡng” cùng với mấy bác thương binh. Sau khi đi viện về, bố chị có vẻ khỏe hơn về tinh thần. Thế rồi cả nhà chẳng biết ông nghĩ ngợi thế nào mà ra viện được 2 tháng ông lại kêu mệt đòi xuống nằm viện theo chế độ bảo hiểm. Ban đầu, chị và em trai cũng lo lắng sức khỏe bố có vấn đề nên dẫn ông đi khám, kiểm tra tổng quát. Bác sĩ bảo bệnh của ông không nặng, chỉ là bệnh vặt thôi không cần nằm viện điều trị, nhưng nếu bệnh nhân muốn được nhập viện để điều trị an dưỡng thì cũng được. Bố chị là bộ đội về hưu, lại có chế độ thương bệnh binh nên nằm viện điều trị được chăm sóc chu đáo, người nhà không phải lo lắng nhiều về viện phí. Nói là vậy nhưng mỗi lần nghe tin bố đi nằm viện là chị và hai đứa em lại lòng như lửa đốt. Dù mọi sinh hoạt đều có người phụ trách, con cháu chỉ chạy ra chạy vào động viên tinh thần ông nhưng nó cũng làm cuộc sống của chị và hai em trai đảo lộn không ít. Còn bố chị thì ngày càng thích nằm viện hơn, cứ dăm ba hôm lại cố tình trầm trọng hóa các triệu chứng lên để được nằm viện.

Chị tâm sự thì mấy cô y tá bảo lý do bố chị thích nằm viện là bởi vào đây vừa nhận được sự chăm sóc của đội ngũ bác sĩ, lại vừa có bạn bè điều trị cùng phòng tâm sự chuyện trò, rồi còn được con cháu quan tâm lo lắng. Nhờ đó, ông vơi bớt nỗi buồn, sự trống vắng khi vợ mất.

Dù biết bố thích nhưng chị không thể để bố lấy bệnh viện làm vui mãi như thế này được. Nhớ trước khi mẹ mất cứ nhắc nhở chị em chị sau này tìm người kề cạnh chăm sóc bố, khi ấy chị nghĩ bà lo cho ông nên mới nói vậy. Chứ ông già rồi, đèo bòng ở tuổi này chỉ khổ thân chứ sung sướng gì. Nhưng giờ ngẫm nghĩ lại chị lại thấy đó là phương án hợp lý thế là chị gọi điện cho vợ chồng hai đứa em trai bàn bạc với chúng về chuyện tìm bạn tri kỷ sống già với bố. Thôi thì, thuận theo tâm nguyện của mẹ chị “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, họ sẽ giúp bố có niềm yêu thích vui sống tuổi già trong ngôi nhà thân yêu thay vì “thích” vào bệnh viện như thế này.

Xem thêm: Hoạn nạn mới biết chân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chị vẫn ở vậy, chăm lo chồng con từng tí nhưng lòng cam chịu như chết dần chết mòn. Bước chân của chị dần chênh vênh trong 4 mùa cuộc đời.

4 mùa cam chịu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

65 tuổi rồi, bà chẳng ham hố gì tình già, chỉ mong có người kề cạnh bầu bạn cho ấm nhà, để những khi đau ốm, tắt lửa tối đèn thì đỡ sợ

Tỉnh mộng tình già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nghe những lời mẹ chồng nói trong đám giỗ mà tôi ngượng chín mặt nhìn chị dâu, đúng là hoạn nạn mới rõ tấm chân tình.

Hoạn nạn mới biết chân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

“Ngẩng đầu ba thước có Thần linh" là câu nói ai cũng biết nhưng phía sau vẫn còn một vế nữa, ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu.

Cổ nhân nói: “Ngẩng đầu ba thước có Thần linh; không sợ người biết, sợ mình biết”
0 Bình luận

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất. 

Cổ nhân dặn: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân
0 Bình luận

“Vọng tử thành long” (mong con thành rồng) là ước nguyện của Tào Tháo và Viên Thuật. Nhưng kết quả lại khác nhau một trời một vực. 

Cổ nhân nói 'Vọng tử thành long': Mong con thành rồng nhưng không dạy thì có thành rồng được không?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

8 triết lý Lão Tử dành cho người trẻ ngày nay

Triết lý của Lão Tử có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Chắc gì con đông thì già bớt khổ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta bảo đông con thì già bớt khổ, nhưng tôi có tận 5 đứa con, ấy vậy mà ở cái tuổi gần đất xa trời này chỉ có viện dưỡng lão là nơi có thể nương tựa vào.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quỷ Cốc Tử: Đời người có 5 thiên quy, ái hiểu được trước 30 tuổi sẽ sống lâu phúc dày

Dưới đây là 5 quy tắc được Quỷ Cốc Tử - bậc kỳ tài, cao nhân nổi tiếng truyền lại. Nếu ai sở hữu trước 30 tuổi, mọi việc trong cuộc sống sẽ suôn sẻ vô cùng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tủi hờn khi sống nhờ đất nhà vợ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng là trụ cột gia đình, từng được bố mẹ vợ quý mến. Nhưng giờ thì mọi thứ đã thay đổi, họ nhìn tôi như thể tôi là kẻ ăn bám, sống trên đất nhà họ, ăn cơm họ nấu, để con gái họ gồng gánh kinh tế gia đình.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

PC Right 1 GIF
Đề xuất