Người xưa nói: “Đinh là Đinh, Mão là Mão” mang hàm ý gì?
“Đinh là Đinh, Mão là Mão” là câu nói được người xưa dùng với hàm ý một là một, hai là hai, mọi thức phải thực nghiêm túc, rõ ràng cái gì ra cái đó.

Nguồn gốc câu nói “Đinh là Đinh, Mão là Mão” của người xưa
Đây là câu nó có trong tác phẩm tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần. Cụ thể, trong chương thứ 30 của cuốn sách có một trích đoạn như sau: “Ta nghĩ rằng ta đang bị đe dọa. Nếu ngày mai có chuyện gì xảy ra, ta cũng sẽ đinh là đinh, mão là mão, vì vậy đừng phàn nàn”. Trong chương 43 của tác phẩm cũng có đoạn: “Những việc liên quan đến tiền bạc hoặc đại sự, thì dù so với những người thanh niên nhỏ tuổi hơn, họ cũng sẽ làm cho ra ngô ra khoai”.
Cụm từ “ra ngô ra khoai” ở chương 43 cũng được dùng tương tự như cụm từ “đinh là đinh, mão là mão”, hoặc còn được gọi theo cách khác là “một là một, hai là hai”.

Tuy nhiên, theo nhiều người câu nói “đinh là đinh, mão là mão” là do “đinh” đứng thứ 4 trong thiên can và “mão” đứng thứ 4 trong địa chi, tuy số lượng như nhau nhưng thiên địa không thể trộn lẫn. Thiên can hay còn gọi là 10 căn gồm có : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm Quý Địa chi hay còn gọi là mười hai chi gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, dậu, Tuất, Hợi. Với sự kết hợp của mười thiên can và mười hai địa chi, có thể thu được sáu mươi nhóm như Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão…. và nó được tạo thành 60 tổ hợp tương xứng. Lịch cổ đại dựa trên sự phối hợp của thiên can và địa chi này.
Ban đầu, địa chi được dùng để ghi ngày tháng, sau này lại được dùng để ghi năm. Sự kết hợp của thiên can và địa chi không thể nhầm lẫn, nếu sai thì năm, tháng, ngày sẽ rối tung lên. Vì vậy, khi người ta miêu tả vấn đề không thể cẩu thả, họ thường nói: “Đây là vấn đề của đinh là đinh và mão là mão không thể tùy cơ ứng biến được”.

Ngoài ra, theo giải nghĩa thì đinh tức là “cái đinh”, kết nối bộ phận các phần của đồ vật lại với nhau “Mão” thì chính là lỗ bắt bu lông. Cái đinh và lỗ bắt bu lông đây là hai bộ phận liên kết chắc chắn với nhau, không thể tách rời nếu không nó sẽ trở nên lỏng lẻo, không chắc chắn.
Ý nghĩa câu nói “Đinh là Đinh, Mão là Mão”
Cho dù dùng phương pháp nào để giải thích, thì ý nghĩa của cụm từ “đinh là đinh, mão là mão” đều giống nhau. Đó là bất kể làm điều gì cũng một là một, hai là hai, không được trộn lẫn mơ hồ nếu không sẽ rất khó đạt được kết quả tốt. Nói một cách đơn giản dễ hiểu hơn thì câu nói này mô tả chúng ta làm thì nên làm một cách nghiêm túc, rõ ràng, cái gì ra cái đó.
“Đinh là Đinh, Mão là Mão” bài học cuộc sống cho mỗi người
Sống ở đời phàm làm việc gì cũng nên rõ ràng minh bạch, nói một là một, hai là hai. Bởi khi đã nắm rõ được ý định bạn sẽ không bị nhập nhằng giữa việc này và việc kia. Đầu óc phải rạch ròi, dứt khoát, mạnh mẽ, không nuông theo cảm xúc để hiệu quả công việc đạt tối ưu. Chỗ học là để học, chỗ chơi là để chơi.
Hay nghĩ rộng hơn, trong cuộc sống bạn rõ ràng, cái gì ra cái đó công tư phân minh thì không chỉ công việc thuận lợi, suôn sẻ và những mối quan hệ xung quanh cũng bền chặt hơn rất nhiều.
Xem thêm: 4 cách sống ngay thẳng nhưng vẫn luôn được lòng người
Đọc thêm
Một người vĩ nhân được công nhận không thể thiếu 5 đức tính cao quý bao gồm nhân hậu, thiện lương, thủ tín, khiêm tốn và kiên trì.
Một trong những điểm chung mà bất kỳ người thành đạt nào cũng có, đó là việc họ coi thời gian như một tài nguyên quý giá. Khi bạn lỡ cuộc hẹn với những đối tác biết coi trọng thời gian, cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất đi tài sản của họ và của chính mình.
Cha ông ta xưa nay vẫn thường nói: "Khôn đâu có trẻ, khỏe đâu có già", những lời của người xưa mang hàm nghĩa thâm sâu được đúc kết từ kinh nghiệm bao đời để lại.
Tin liên quan
Một người vĩ nhân được công nhận không thể thiếu 5 đức tính cao quý bao gồm nhân hậu, thiện lương, thủ tín, khiêm tốn và kiên trì.
Một trong những điểm chung mà bất kỳ người thành đạt nào cũng có, đó là việc họ coi thời gian như một tài nguyên quý giá. Khi bạn lỡ cuộc hẹn với những đối tác biết coi trọng thời gian, cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất đi tài sản của họ và của chính mình.
Cha ông ta xưa nay vẫn thường nói: "Khôn đâu có trẻ, khỏe đâu có già", những lời của người xưa mang hàm nghĩa thâm sâu được đúc kết từ kinh nghiệm bao đời để lại.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.