Nghệ thuật hiếu khách Omotenashi tại Nhật Bản: Khách hàng thực sự là "thượng đế"

Với người Nhật Bản, Omotenashi là một nét nghệ thuật trong ngành dịch vụ rất phổ biến, xuất hiện từ những nơi bình dân như 7-Eleven đến những thương hiệu xa xỉ.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 12/07
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong ngành dịch vụ, có một câu nói nổi tiếng ở nhiều quốc gia rằng: "Khách hàng là số 1". Thế nhưng, ở đất nước mặt trời mọc, khách hàng không chỉ là số 1, mà họ được nâng lên tầm cao mới, thực sự trở thành "thượng đế". Đó là vì Nhật Bản có một nghệ thuật chăm sóc khách hàng đắt giá, được gọi là Omotenashi.

Omotenashi là gì?

Omotenashi (おもてなし) có thể hiểu là nghệ thuật chăm sóc khách hàng, ở đó nhân viên không chỉ cung cấp dịch vụ tuyệt vời mà còn thể hiện lòng hiếu khách vượt xa sự kỳ vọng. Hiểu một cách đơn giản, đây là nghệ thuật hiếu khách "quên mình, hết lòng" vô cùng chu đáo.

nghe-thuat-hieu-khach-omotenashi-nhat-ban-khach-hang-la-thuong-de
Omotenashi (おもてなし) có thể hiểu là nghệ thuật chăm sóc khách hàng quên mình, hết lòng vì khách

Người Nhật chia dịch vụ chăm sóc khách hàng với 5 cấp bậc gồm: Moral (Có đạo đức) – Manner (Cư xử lịch sự) – Service (Dịch vụ chuyên nghiệp) – Hospitality (Hiếu khách) – Omotenashi (đỉnh cao phục vụ). 

Đây là một nét văn hóa nổi bật ở xứ hoa đào, khi "chủ nhà" cảm thấy vô cùng vinh hạnh khi được chào đón ai đó đến thăm hoặc đáp ứng nhu cầu của khách trước khi họ nói ra. Họ thực tâm phục vụ khách hàng bằng sự chân thành, chu đáo, không giả tạo, không vụ lợi và tin rằng chỉ có những hành động xuất phát từ trái tim mới đủ lay động khách hàng. 

Khi khách hàng là "thượng đế"

Tại Nhật Bản, lái xe taxi thường đeo găng tay màu trắng, vải ren lót trên ghế và có hệ thống đóng mở cửa đặc biệt trong buồng lái. Họ sẽ không để khách hàng phải tự mở cửa, và sẽ sắp xếp hành lí của khách vào cốp một cách tử tế. Ngay cả khi chỉ có duy nhất 1 lái xe, họ vẫn một mình làm hết công việc mà không làm phiền đến khách hàng.

nghe-thuat-hieu-khach-omotenashi-nhat-ban-khach-hang-la-thuong-de
Mọi nhân viên ở cửa hàng dù là ai cũng phải chào khách hàng bằng cách nói to và lịch sự "Irasshaimase” (Kính chào Quý khách)

Mọi nhân viên ở cửa hàng dù là ai cũng phải chào khách hàng bằng cách nói to và lịch sự "Irasshaimase” (Kính chào Quý khách). Dù một số thương hiệu như GAP có người chào hỏi ở ngay cổng vào, nhưng ở Nhật Bản việc chào đón khách hàng là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Đa số nhân viên bán hàng ở Nhật sẽ cúi đầu trước sàn bán hàng (sales floor) trước khi họ đi ra hoặc trở lại nhà kho như một biểu hiện của sự tôn trọng. Được biết, tại store Louis Vuitton ở Roppongi, nhân viên sẽ kín đáo trao đổi qua bộ đàm để đồng nghiệp biết khách đang di chuyển tới khu vực nào. Và khi khách hàng rời đi - dù chú ý hay không thì nhân viên sẽ đều cúi chào lịch sự.

Với người Nhật, Omotenashi là "phục vụ bằng cả trái tim", trao đi mà không cần nhân lại, do đó ở đây không tồn tại chế độ nhận tiền tip. Khác với Mỹ, nếu khách đưa tiền tip cho ai đó, họ sẽ một mực từ chối, thậm chí còn coi đó là một sự xúc phạm. 

nghe-thuat-hieu-khach-omotenashi-nhat-ban-khach-hang-la-thuong-de
Nghệ thuật hiếu khách Omotenashi ở Aeon Mall Long Biên

Ở Việt Nam, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đã và đang áp dụng nghệ thuật hiếu khách Omotenashi trong kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Trong đó phải kể đến như Aeon Mall, hệ thống nhà hàng Pizza 4Ps, Morico, Thế giới di động... 

Đơn cử như tại trung tâm thương mại (TTTM) Aeon Mall Long Biên đã có cách xử lý tình huống đột xuất một cách rất lịch sự và thông minh. Vào năm 2019, do thời tiết nóng, nhiều người dân đã tới TTTM để nghỉ ngơi, tránh mát. Do ít chỗ nghỉ, không ít người đã ngồi luôn xuống nền gạch và thư giãn. Trước tình huống này, thay vì có ý định "đuổi khách", Aeon Mall đã bố trí kê ghế và bàn cho người dân ghé thăm TTTM.

Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật hiếu khách Omotenashi

3 tinh thần cơ bản của Omotenashi là: Phục vụ bằng cả trái tim; Phục vụ vượt xa mong đợi của khách hàng và Mang lại giá trị cho cộng đồng. Để thực hiện nghệ thuật hiếu khách này, các chuyên gia tin rằng các doanh nghiệp cần phải:

Hoàn hảo việc chuẩn bị phục vụ

Nhiều nghệ nhân trà đạo ở Nhật có thể dành cả năm trời để tìm ra bộ ly tách phù hợp với khách. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp ở Nhật sẵn sàng dành hàng tháng trời để huấn luyện nhân viên phục vụ khách hàng.

nghe-thuat-hieu-khach-omotenashi-nhat-ban-khach-hang-la-thuong-de
Phục vụ bằng cả trái tim và vượt xa mong đợi của cách hàng

Bên cạnh đó, họ cũng dành rất nhiều thời gian để quan sát, trò chuyện khách hàng. Không có một vấn đề nào bị bỏ qua, và họ luôn nỗ lực thực hiện công việc tốt nhất trong khả năng.

Tạo ấn tượng tốt đẹp

Bằng việc tạo ấn tượng tốt đẹp và thiện cảm với khách hàng, ta có thể nâng cao cơ hội họ quay trở lại. Có một cách đơn giản và không hề tốn kém để tạo ấn tượng với các vị khách, đo là nở một nụ cười chân thành. Nhiều du khách nhận xét, nụ cười thân thiện và chân thành luôn khiến họ cảm thấy ấn tượng và hài lòng.

Hành động từ trái tim

Như đã nói ở trên, Omotenashi là "phục vụ bằng cả trái tim". Người Nhật cho rằng, điều gì xuất phát từ trái tim thì có thể chạm đến được trái tim. Do đó, người thực hiện Omotenashi phải dành toàn tâm, toàn ý khi chăm sóc khách hàng.

Cách triển khai nghệ thuật chăm sóc khách hàng Omotenashi

Thay đổi nhận thức

nghe-thuat-hieu-khach-omotenashi-nhat-ban-khach-hang-la-thuong-de
Thay đổi nhận thức cả lãnh đạo công ty và nhân viên

Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm khi bắt đầu thực hiện Omotenashi là thay đổi nhận thức. Đây là bước dành cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý - cần phải tìm hiểu và thấm thía vai trò của Omotenashi trong ngành dịch vụ. Sau khi đã nhận thức đày đủ, thì lãnh đạo công ty phải tự giác làm gương và huấn luyện nhân viên thực hiện.

Trang bị kỹ năng

Để thực hiện Omotenashi, nhân viên cần được huấn luyện nghệ thuật hiếu khách một cách bài bản. Những kỹ năng dịch vụ cơ bản như chào hỏi khách hàng, nói chuyện hay hỗ trợ,... đều cần được tôi luyện. Doanh nghiệp cũng cần xác định và dự phòng các vấn đề, yêu cầu của khách hàng và đưa ra khung giải quyết phù hợp.

Nắm rõ thông tin khách hàng

Một trong những điều quan trọng khi thực hiện Omotenashi là doanh nghiệp cần nắm được thông tin cơ bản của khách hàng. cần thấu hiểu sự đa dạng của khách hàng như độ tuổi, giới tính, sở thích,...  và phải tôn trọng sự khách biệt trong giá trị và hành vi.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

nghe-thuat-hieu-khach-omotenashi-nhat-ban-khach-hang-la-thuong-de
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp cẩn hiểu rõ vai trò của từng nhân viên, đặt mục tiêu phù hợp và có các chương trình đào tạo thường xuyên. Cần phải chú ý thay đổi nhân thức cũng như nâng cao năng lực chung của toàn công ty. 

Đồng thời, ta không nên ép buộc nhân viên phải chăm chăm nghe theo "giáo trình phục vụ". Thay vào đó, ta cần trao quyền cho họ tiếp xúc và phục vụ khách hàng, được tự tin giải quyết vấn đề đột xuất trên tinh thần chuyên nghiệp, lịch sự.

Triết lý sushi từ nghệ nhân Jiro Ono - ông chủ nhà hàng sushi ngon nhất thế giới 

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tốt nghiệp đại học danh giá, là nhân viên của công ty hàng đầu, Akiko vẫn quyết định bỏ việc để theo đuổi đam mê khởi nghiệp.

Triết lý kinh doanh của 'nữ hoàng khởi nghiệp' Nhật Bản Akiko Naka: 'Tất cả thất bại là cơ hội để học hỏi'
0 Bình luận

Từ kẻ chỉ biết đọc sách, Tadashi Yanai đã biến Uniqlo thành một đế chế thời trang nổi tiếng, đưa mình thành tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.

5 bí kíp vàng quản lý bản thân từ CEO Uniqlo Tadashi Yanai - vị tỷ phú giàu nhất Nhật Bản
0 Bình luận

Trong mắt người đời, các geisha Nhật Bản là những cô nàng kỹ nữ "bán trinh tiết cho đàn ông", thế nhưng thực chất, họ là những nghệ sĩ tài hoa. 

Đi tìm sự thật về nàng Geisha Nhật Bản từng bị người đời hiểu nhầm là kỹ nữ
0 Bình luận

Tin liên quan

Internet Explorer sẽ dùng hoạt động trên Windows 10 từ giữa tháng 6/2022, kết thúc sự tồn tại kéo dài 25 năm.

Internet Explorer sẽ bị Microsoft khai tử vào ngày 15/6/2022
0 Bình luận

Với người Do Thái, nắm vững trí tuệ của việc kiếm tiền thì làm giàu không khó. Tuy nhiên, kiếm được tiền không có nghĩa là biết cách tiêu tiền.

6 quy tắc 'bất di bất dịch' về tiền bạc của người Do Thái: Kiếm tiền không khó, quan trọng là biết cách tiêu tiền
0 Bình luận

Mặc kệ cái nắng gay gắt của mùa hè, giữa trưa cụ Trần Thị Sừng dắt xe đạp ra chở nước suối, đưa cam "tiếp viện" cho những cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nghĩa tình mùa dịch: Cụ bà 87 tuổi 'đội nắng' chở nước, đưa cam tặng cán cán bộ, nhân viên ở chốt kiểm soát dịch
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 19 giờ trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

PC Right 1 GIF
Đề xuất