Đi tìm sự thật về nàng Geisha Nhật Bản từng bị người đời hiểu nhầm là kỹ nữ

Trong mắt người đời, các geisha Nhật Bản là những cô nàng kỹ nữ "bán trinh tiết cho đàn ông", thế nhưng thực chất, họ là những nghệ sĩ tài hoa. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chắc nhiều người biết, mizuage (bán trinh tiết cho người đàn ông trả giá cao nhất) là nghi lễ có thật ở Nhật Bản. Tuy nhiên, các geisha không bị bắt buộc thực hiện. Thêm nữa, từ năm 1956, Nhật Bản còn thông qua dự luật chống mại dâm, xóa sổ mizuage. Vậy geisha là ai?

Theo ngôn ngữ Nhật Bản, geisha được viết là 藝[芸]者, có nghĩa "nghệ giả", tức "người làm nghệ thuật". Nói một cách chính xác và dễ hiểu, geisha là người nghệ sĩ tài năng. Các geisha hầu hết đều sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, trong đó múa và kể chuyện. Các geisha  được đào tạo chuyên nghiệp về các bộ môn như nhạc cụ, múa, hát... trong một thời gian dài trước khi đưa ra biểu hiện.

Theo một số ghi chép, các geisha xuất hiện ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ XVIII, dưới thời Mạc phủ (1192-1867). Ở thời phong kiến, người Nhật ưa chuộng loại hình biểu diễn như múa, ngâm thơ, thư pháp... Trong các sự kiện quan trọng, các buổi yến tiệc, tầng lớp vua quan, quý tộc lại thuê cá nhân hoặc cả đoàn nghệ thuật về biểu diễn. 

di-tim-su-that-ve-nang-geisha-nhat-ban-5
Geisha xuất hiện ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ XVIII, khi đó chủ yếu là các geisha nam

Các geisha là một trong các kiểu nghệ nhân biểu diễn ở Nhật Bản. Nhờ khả năng ăn nói, tài nghệ của mình mà họ được mời đến rất nhiều sự kiện lớn. Cộng đồng geisha dần trở nên lớn mạnh.

Được biết, ban đầu các geisha đều là nam giới. Họ không chỉ đẹp mà còn khéo trang điểm, miệng lưỡi dẻo, có tài hoa... Đặc biệt, họ siêu giỏi hầu rượu, làm hài lòng các quý cô, quý bà trong xã hội phong kiến. 

Các geisha nữ chỉ xuất hiện kể từ năm 1750. Nữ geisha đầu tiên theo ghi chép trong sử sách là Kikuya, sống ở Fukagawa. Bà vốn là một kỹ nữ nhưng nhờ tài múa hát và chơi đàn tam (shamisen) nên tự xưng là geisha. Tiếng tăm của bà nhanh chóng được nhiều người biết đến, bà được nhiều cô gái ái mộ. Từ đó mở ra thời đại geisha nữ.

Giống các tiền bối geisha nam, geisha nữ cũng luyện nói, hát múa. Họ thông thạo các loại hình giải trí, nghệ thuật được ưa chuộng thời phong kiến như trà đạo, thi ca, cắm hoa... 

di-tim-su-that-ve-nang-geisha-nhat-ban-9
Mãi sau này các geisha mới xuất hiện

Có một điểm khác với các geisha nam, các geisha nữ bắt buộc phải thuần thục đàn tam - nhạc cụ làm nên sự thành công của Kikya. Lâu dần các geisha trở nên duyên dáng, khéo léo hơn và soán ngôi geisha nam, trở thành biểu tượng của geisha. Mỗi geisha nữ đều là một nghệ nhân đàn tam tài hoa xuất chúng.

Đến năm 1800, geisha hầu hết là nữ. Và geisha trở thành nghề độc quyền của phái nữ. Có rất nhiều trường lớp về geisha được mở ra. Học viên phải trải qua các khóa học, thi khảo sát thì mới được cấp giấy phép hành nghề. 

Vậy tại sao geisha nữ lại bị coi là kỹ nữ, hoạt động mại dâm? Theo một số ghi chép, trong xã hội phong kiến, triều đình Mạc phủ cho phép một số kỹ viện mở cửa và gọi đó là kykaku.  Trong các kỹ viện này, kỹ nữ được chia ra thành hạng cao cấp và bình thường. Họ cũng được học tập đàn ca múa hát và thông thạo các trò giải trí như các geisha.

Sự khác biệt lớn nhất của geisha và kỹ nữ là họ không bán thân. Các geisha bị cấm bán dâm. Nếu phát hiện nghệ giả vi phạm thì sẽ bị tước giấy phép hành nghề. Nói tóm lại, các geisha chỉ mua vui chứ không bán thân, không phải kỹ nữ mà chỉ là những người rót rượu trong các bữa tiệc.

di-tim-su-that-ve-nang-geisha-nhat-ban-6
Các nàng geisha chỉ phục vụ tiệc rượu

Thông thường trong các buổi biểu diễn, geisha lớn tuổi, giàu kinh nghiệm sẽ phụ trách phần nhạc cụ. Phần khiêu vũ và hát thì dành cho các geisha tập sự mới vào nghề thể hiện.

Trong tiểu thuyết Hồi ức của một geisha (tác phẩm của nhà văn Mỹ Arthur Sulzberger Golden, xuất bản năm 1997) kể về nhân vật viễn tưởng Sayuri Nitta có đoạn nói, cô không may bị bán vào kỹ viện, chịu nhiều oan ức cuối cùng trở thành geisha. Vào năm 2005, cuốn sách này được chuyển thể thành phim với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng. 

Một số thông tin trong sử sách Nhật Bản có ghi nhận từng có geisha  hành nghề bán thân. Song đó chỉ là một phần nhỏ và những người đó lén lút phá quy định. Còn những geisha thực thụ chỉ chuyên tâm vào việc tập luyện các tài nghệ và dùng nó để mua vui, kiếm tiền.

Suốt thế kỷ XX đầy biến động, bị văn hóa phương Tây ảnh hưởng, họ là những người bảo vệ và duy trì các làn điệu cũng như bản sắc văn hóa Nhật Bản truyền thống. Hiện, Nhật Bản không còn nhiều geisha nữa nhưng đàn tam, nghệ thuật đối đáp, biểu diễn vẫn sống sót. Chúng trở thành những giá trị văn hóa phi vật chất vô giá, được cả công chúng lẫn chính phủ đặc biệt quan tâm.

di-tim-su-that-ve-nang-geisha-nhat-ban-3

Dưới đây là một số điều thú vị về cuộc sống của geisha:

- Họ trưởng thành từ Miako: Để trở thành geisha, nhiều cô gái phải đến trung tâm đào tạo từ nhỏ. Khi trưởng thành phải mặc kimono  thì sẽ trở thành Geisha học việc, tức Maiko. Maiko có bộ áo rực rỡ hơn, tóc búi cao và cổ áo có viền đỏ.

- Geisha ngủ gối riêng: Bộ tóc của geisha được làm cầu kỳ và không được tắm gội trong thời gian dài. Vì vậy, khi ngủ các nàng geisha phải có một chiếc gối đặc biệt để không làm hỏng bộ tóc.

- Không phục vụ tiệc trà: Geisha chỉ chuyên phục vụ tiệc rượu không hầu các buổi trà. Người đảm nhận nhiệm vụ này là các nàng Maiko.

- Geshi phải học thêm tiếng anh: Nhiều geshi được đào tạo thêm ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để phục vụ thêm nhiều du khách nước ngoài sống tại Nhật Bản.

- Quy định về tuổi: Geisha được đào tạo rất nghiêm khắc và hội tụ nhiều hiểu biết cơ bản về nghệ thuật, văn hóa để có thể tiếp chuyện với giới thượng lưu.  Ngày nay luật pháp Nhật quy định, 1 cô gái từ 16 tuổi trở lên mới  thể trở thành Maiko. Trải qua quá trình học việc thêm một thời gian nữa thì Maiko trở thành một Geisha thực thụ ở tuổi 21.

- Không được kết hôn: Geshi nữ không kết hôn. Song nếu từ bỏ nghề này thì có thể kết hôn và sống như một người phụ nữ bình thường.

Giải mã vùng nước kỳ lạ có thể "hóa đá" các sinh vật nếu vô tình sảy chân rơi xuống

Đọc thêm

Kiểu tóc đuôi sam ở phía sau từng được coi là đặc trưng của đàn ông thời nhà Thanh (Trung Quốc). Tuy nhiên, đằng sau kiểu tóc đấy là những sự thật vô cùng đáng sợ.

Giải mã sự thật đằng sau kiểu tóc đuôi sam của đàn ông thời nhà Thanh: Ép cắt tóc theo 'luật rừng'
0 Bình luận

“Thanh minh thượng hà đồ” là một kiệt tác hội họa được vẽ bởi họa sĩ Trương Trạch Đoan vào thời Bắc Tống. Bức tranh đã ghi lại được hình ảnh về cuộc sống thành thị của đất nước Trung Hoa vào thế kỷ 12 cực kỳ sống động.

‘Thanh Minh thượng hà đồ’ - Kiệt tác hội họa Trung Hoa và những bí ẩn chưa được giải mã
0 Bình luận

Lima là thành phố của các hoàng đế, là thủ phủ ẩm thực châu Mỹ và đây cũng là thành phố duy nhất trên thế giới suốt 600 năm gần như không có hạt mưa nào.

Giải mã bí ẩn về thành phố ở Nam Mỹ suốt 600 năm gần như không mưa
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất