Triết lý sushi từ nghệ nhân Jiro Ono - ông chủ nhà hàng sushi ngon nhất thế giới

Sở hữu một quán sushi chỉ rộng hơn 50m2 nằm khiêm tốn tại tầng hầm một khu nhà, với triết lý sushi khởi nghiệp, nghệ nhân Jiro Ono đã đưa nhà hàng của mình trở thành niềm tự hào ẩm thực Nhật Bản.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 20/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ở độ tuổi 96, nghệ nhân Jiro Ono vẫn mở tiệm hàng ngày, đứng vị trí bếp trưởng tại nhà hàng Sukiyabashi Jiro và phục vụ những vị khách đặc biệt.

Huyền thoại sushi nước Nhật với cửa tiệm chỉ rộng 50m2

Jiro Ono (小野 二郎) là đầu bếp người Nhật, kiêm chủ sở hữu Sukiyabashi Jiro (すきやばし次郎) - nhà hàng sushi được mệnh danh là ngon nhất thế giới tại Ginza, Chuo, Tokyo, Nhật Bản. Jiro được những người đương thời coi là một trong những nghệ nhân sushi vĩ đại nhất còn sống, đặc biệt là với những phương pháp đổi mới khi chế biến sushi hiện đại.

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Jiro Ono trong phim tài liệu Jiro Dream of Sushi

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bố nghiện rượu, từ nhỏ ông đã phải vất vả làm lụng để có cái ăn qua ngày. Năm lên 7 tuổi, Jiro đã bắt đầu làm việc ở một nhà hàng địa phương, trước khi chuyển tới Tokyo để học nghề. Ông trở thành một đầu bếp sushi có bằng cấp, trình độ cao vào năm 1951, rồi mở cửa hàng của riêng mình Sukiyabashi Jiro vào năm 1965.

Từ hai bàn tay trắng, ông đã biến cửa tiệm sushi truyền thống chỉ vỏn vẹn hơn 50m2 trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên thế giới, từng được trao tặng 3 sao Michelin trong nhiều năm liền. Trong suốt hơn 50 năm qua, Sukiyabashi Jiro vẫn giữ nguyên phong cách cổ điển với bàn ghế gỗ chỉ có 10 chỗ ngồi, nằm khiêm tốn trong tầng hầm tòa nhà ở khu Ginza. 

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Cửa tiệm sushi khiêm tốn Sukiyabashi Jiro chỉ rộng 50m2

Dù vậy, nơi đây vẫn khiến vô số đầu bếp và nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng sửng sốt bởi chất lượng ẩm thực tuyệt hảo. Đầu bếp Pháp lừng danh Joel Rabuchon từng nhận xét rằng: "Sukiyabashi Jiro đã cho tôi thấy thế nào là nghệ thuật sushi thực thụ!". Dù đã bị tước bỏ sao Michelin vào cuối năm 2019 khi không còn mở cửa cho công chúng vì sợ quá tải, cửa tiệm của Jiro vẫn vô cùng đông khách.

Với độ nổi tiếng của nó, nếu muốn thưởng thức tại đây, khách hàng phải đặt chỗ trước ít nhất 3 tháng, với một số điều kiện ngặt nghèo khác như trả ít nhất 40.000 JPY (khoảng 8,5 triệu đồng), từng là khách quen, có quan hệ đặc biệt hoặc đặt bàn qua một khách sạn uy tín. Hơn nữa, khách hàng cũng không thể tự gọi món, mà tùy thuộc xem đó là mùa hải sản nào, loại nào tươi ngon nhất, đầu bếp sẽ phục vụ họ món sushi tương ứng.

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama từng dùng bữa tại nhà hàng Sukiyabashi Jiro

Bất chấp những điều kiện ngặt nghèo, Sukiyabashi Jiro vẫn được coi là một biểu tượng và là niềm tự hào ẩm thực xứ hoa đào. Điều này đến từ bản thân chủ tiệm - huyền thoại Jiro Ono với triết lý sushi khởi nghiệp đầy nhân văn và thấm nhuần văn hóa Nhật Bản.

Triết lý sushi khởi nghiệp của Jiro Ono

Triết lý sushi của Jiro tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, đem lại những bài học đắt giá mà bất cứ ai cũng nên biết.

Hãy yêu công việc của mình

Jiro từng chia sẻ: "Một khi đã quyết định nghề nghiệp của mình, bạn phải chìm đắm hết mình vào công việc, bạn phải yêu nó thật sâu đậm và không bao giờ được phàn nàn. Bạn phải hiến dâng cả cuộc sống của mình để biết hết và làm chủ tất cả những kỹ năng cần thiết. Đó là bí quyết của thành công và là chìa khoá của sự vinh quang". 

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Ý tưởng về việc làm sushi đến với Jiro ngay cả khi ông đã chìm vào giấc ngủ

Jiro không khuyên rằng ta phải tìm công việc ta yêu thích, mà là một khi đã làm việc, ta phải học cách yêu quý công việc mình lựa chọn. Có nghĩa là, công việc cũng cần được chăm sóc và nuôi dưỡng giống như một cuộc hôn nhân. Khi kết hôn, chúng ta phải quên đi sự bồng bột, cả thèm chóng chán của tuổi trẻ, không thể hôm nay háo hức thực hiện một điều gì mới rồi vỡ mộng và bỏ cuộc nó sau vài tuần thử thách. Tình yêu với công việc đòi hỏi sự cống hiến của một người gần như trọn đời, hoặc chí ít là cho đến khi chúng ta chuyển sang công việc khác.

Jiro rất thấm nhuần tư tưởng này, và nhờ đó ông mới có thể biến sushi của mình thăng hoa chất lượng đến thế. Ông tâm sự: "Ý tưởng về việc làm sushi đến với tôi vào mỗi giấc ngủ. Ngay cả trong mơ, việc sáng tạo sushi của tôi cũng được thành hình". 

Khi còn trẻ, chúng ta hoàn toàn có thể "làm việc vì tiền", bởi khi đó chúng ta chưa có cuộc sống ổn định. Thế nhưng, khi đã trưởng thành, đủ đầy, hãy học cách "làm việc vì đam mê", như thế ta mới vừa dốc hết sức mình để làm việc, vừa tận hưởng được cuộc sống.

Chuyên môn hóa và đơn giản hóa

Sushi thoạt nhìn chỉ là một món ăn với cá vào cơm, nhưng với Jiro, món ăn này đã được thăng hoa lên cấp độ mới. Không như các nhà hàng khác, Jiro không phục vụ khai vị hay tráng miệng, mà ông chỉ phục vụ thực đơn với 20 món sushi ngon lành, và chỉ như vậy mà thôi. Sự sáng tạo của ông cũng đi theo hướng hẹp là tập trung vào sushi, từ đó nâng cao chất lượng món ăn tới đỉnh cao, trở thành một bộ môn nghệ thuật hấp dẫn.

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Cửa tiệm của Jiro chỉ phục vụ sushi và chỉ sushi thôi

Không chỉ vậy, suốt nhiều thập kỷ qua, nhà hàng của Jiro chỉ giữ nguyên số lượng 10 chỗ ngồi, vỏn vẹn khoảng 5 nhân viên gồm Jiro, hai người con trai và học trò. Ngay cả khi điều đó khiến nhà hàng của ông mất đi sao Michelin danh giá, Jiro vẫn giữ nguyên số lượng ghế như vậy. Theo ông, đây là cách để đầu bếp có thể quan sát chi tiết tính tình của khách hàng, từ đó "cá nhân hóa" từng món ăn phù hợp và phục vụ chu đáo nhất. 

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Chỉ để 10 ghế để phục vụ 10 khách/lượt suốt nhiều thập kỷ

Bên cạnh đó, trong việc lựa chọn nguyên liệu và chế biến sushi, Jiro cũng tỏ ra là một đầu bếp vô cùng khó tính. Hằng ngày, con trai lớn của ông là anh Yoshikazu sẽ đạp xe tới chợ cá Tsukiji nổi tiếng, đích thân kiểm tra chất lượng cá. Tại đây, anh sẽ chỉ trò chuyện với các "bậc thầy" hải sản như chuyên gia tôm, chuyên gia bạch tuộc,... và chọn mua những con tươi ngon nhất. 

Tương tự, Jiro cũng có nhà cung cấp gạo riêng cho quán, từng hạt cơm đều được lựa chọn cẩn thận. Chỉ riêng phần cơm trong miếng sushi tại đây cũng đã nhận vô số lời khen của các nhà phê bình ẩm thực bởi độ chín, độ nở, nêm nếm và nhiệt độ đều ở mức hoàn hảo. 

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Cửa hàng có rất ít nhân viên, mỗi ngày họ đều thực hiện các công việc như nhau để thuần thục hơn

Anh Yoshikazu - người kế thừa quản lý nhà hàng cho biết, toàn bộ các nhân viên trong nhà hàng từ học việc cho tới đầu bếp đều thực hiện các công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày như nhau. Đó là cách để họ làm chủ các kỹ năng từ nhỏ đến lớn, tạo ra các món sushi có chất lượng ổn định qua năm tháng. Được biết, bất cứ học việc nào tại đây cũng phải huấn luyện ít nhất 10 năm, không được dùng dao thái cá cho đến khi thuần thục việc dùng tay cầm cá.

Sự hi sinh

Một khi đã quyết tâm theo đuổi sự nghiệp, dù là thăng tiến ở công việc hiện tại hay khởi nghiệp, ta cũng phải chấp nhận hy sinh. Đây là một quá trình rất dài, gian nan và nhiều thử thách, chưa kể là rất tốn kém. 

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Nghệ nhân 96 tuổi này vẫn vô cùng đam mê với nghề, rất trăn trở làm sao để có thể trở nên tốt hơn.

Jiro Ono đã chấp nhận rời xa gia đình từ rất sớm để kiếm sống, với tâm thế: "Không có nhà để nghĩ đến chuyện trở về". Sau này, ông cũng chấp nhận tạm rời xa những đứa con đang lớn để tập trung toàn bộ thời gian và công sức để học hỏi và chế biến sushi, bất chất những khi phải vật lộn với đói nghèo. 

Con đường thành công của Jiro Ono không hề dễ dàng, mà được hình thành bởi triết lý sushi đầy tâm đắc cùng những ngày tháng khổ luyện vất vả. Sau nhiều năm cần mẫn và tâm huyết, cuộc sống của Jiro và gia đình đã trở nên khác biệt. Ông đã trở thành một "shokunin" nổi tiếng - nghệ nhân Nhật Bản theo đuổi sự hoàn hảo không ngừng, rất giàu có và thành đạt. Mối quan hệ của ông và các con cũng ngày càng thân thiết, khi cả hai đều quyết định nối nghiệp sushi của cha. 

triet-ly-sushi-tu-ong-chu-nha-hang-sushi-ngon-nhat-the-gioi-jiro-ono
Cả hai con trai của ông đều quyết định theo nghiệp sushi giống bố

Đến nay, nghệ nhân 96 tuổi này vẫn vô cùng đam mê với nghề, rất trăn trở làm sao để có thể trở nên tốt hơn. Jiro Ono từng chia sẻ: "Làm sao để tôi có thể làm sushi ngon hơn? Tôi nghĩ về điều đó hàng ngày, và liên tục tự đánh giá công việc của tôi... Tôi vẫn cần học hỏi thêm."

Tỷ phú Nhật Bản Inamori Kazuo: 4 thứ người nghèo rất hay lãng phí

Đọc thêm

Bỏ học đại học Stanford sau 3 tháng, Austin Russell vẫn trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới năm 26 tuổi khi sở hữu công ty Luminar Technologies cùng khối tài sản 2,4 tỷ USD.

Tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới Austin Russell: Bỏ học đại học Stanford sau 3 tháng, trở thành tỷ phú năm 26 tuổi
0 Bình luận

Từ cô gái từng mù chữ tới tận năm 16 tuổi, đến nay Tẩn Thị Shu đã trở thành chủ công ty du lịch quốc tế, dạy tiếng anh và dạy nghề miễn phí cho hàng trăm trẻ em dân tộc thiểu số vùng cao.

Tẩn Thị Shu: Từ cô gái H'Mông mù chữ đến 'chị đại' sở hữu công ty du lịch quốc tế, dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em dân tộc
0 Bình luận

Từ kẻ chỉ biết đọc sách, Tadashi Yanai đã biến Uniqlo thành một đế chế thời trang nổi tiếng, đưa mình thành tỷ phú giàu nhất Nhật Bản.

5 bí kíp vàng quản lý bản thân từ CEO Uniqlo Tadashi Yanai - vị tỷ phú giàu nhất Nhật Bản
0 Bình luận

Tin liên quan

"Lời cảm ơn" trong một luận án tiến sĩ những ngày gần đây được cộng đồng mạng Trung Quốc truyền tay với tốc độ "chóng mặt" bởi nó quá ý nghĩ và "chạm" đến trái tim người đọc.

“Lời cảm ơn” gây xúc động mạnh của tiến sĩ nghèo nỗ lực vượt qua nghịch cảnh để thay đổi số phận
0 Bình luận

Rất nhiều gia đình cảnh giác với người lại, "soi" thầy cô giáo từng tí một nhưng lại bỏ qua nguy cơ xuất hiện từ chính những người quen biết, thậm chí là người được cho là "người thân như anh em trong nhà".

Chúng ta đang mất cảnh giác với người quen biết
0 Bình luận

Đây là lần đầu tiên cha đi máy bay, hẳn là vé hạng thương gia nhưng lại là chuyến bay đầy nước mắt để về gặp con gái lần cuối. 

Tấm vé hạng thương gia và câu chuyện người cha cầu xin chuyến bay sớm để về nhìn con lần cuối
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất