Mẹ chính là phúc đức của con – Câu chuyện nhân văn cảm động

Mẹ nghèo, không cho con nhiều tiền bạc, nhưng mẹ lại giúp con hiểu được giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung và đức hy sinh.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẹ không được học hành nhiều, vậy mà khi con đi học xa nhà, có lần mẹ đã cố nắn nót viết cho con mấy dòng ngắn ngủi. Nét chữ run rẩy và to như chữ của trẻ con tập viết: “Mẹ ít học hơn con nên mẹ tin con hiểu đời nhiều hơn mẹ. Mẹ chỉ muốn dặn con một điều rằng, con đi xa nhớ: Ăn một miếng của người ta, con tác ân vào lòng vào dạ. Học một chữ ở đời, con xem nặng nhẹ bao nhiêu”.

Những lời dặn dò của mẹ đã làm con bật khóc. Những lời ấy đã trở thành lẽ sống của con. Hôm nay con đi phỏng vấn nước ngoài cùng 30 người khác, con không giỏi vi tính và ngoại ngữ như họ, nhưng người được lựa chọn lại là con, mẹ có biết vì sao không? Họ hỏi con rằng, câu nói nào và của ai đã gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động lên cuộc sống của con. Và con đã thuật lại đúng những lời mẹ dặn.

Sau cuộc phỏng vấn, họ nói với con rằng: “Vi tính và ngoại ngữ là điều kiện cần, nhưng chỉ cần chăm chỉ là sẽ học được. Điều chúng tôi cần là một nhân viên nặng lòng biết ơn và biết chắt lọc trong học hỏi”. Mẹ ơi, chính mẹ đã để phúc đức cho con!

me-chinh-la-phuc-duc-cua-con-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Con vẫn còn nhớ ngày con và chồng xảy ra mâu thuẫn vì con nghi ngờ anh ấy lén gặp bán gái cũ. Con giận dỗi bỏ đi, chạy về khóc với mẹ. Tối ấy mẹ đã mở chiếc hộp cũ trong tủ, lấy ra một tập thư đã ố vàng, đó là những bức thư của người yêu cũ gửi cho bố trước đây. Mẹ bảo, khi bố quyết định lấy mẹ bố toan đem hết những thứ này ra đốt sạch để chứng minh bố một lòng một dạ với mẹ, nhưng mẹ ngăn lại. Mẹ nói với bố rằng: “Anh đốt thư nhưng lòng vẫn còn nhớ nhung thì cũng chẳng ích gì. Hãy cứ giữ lại làm kỷ niệm, thỉnh thoảng anh đọc lại cũng thấy vui, dù sao đó cũng là kỷ niệm gắn bó với anh một thời, không nên quá cạn tàu ráo máng”. Bố nghe vậy thì sững sừng, ôm lấy mẹ.

Rồi sau này thỉnh thoảng bố mẹ lại đọc những lá thư ấy với nhau. Cả đời bố thủy chung, chỉ có duy nhất mình mẹ. Nghe mẹ nói xong, hôm ấy con đã khóc thật nhiều rồi trở về nhà làm lành với chồng. Mẹ nói ít nhưng dạy con rất nhiều điều. Chính mẹ đã đem lại hạnh phúc cho con!

Rồi khi em trai đưa người yêu về ra mắt, con không ưng ý lắm, mẹ thì im lặng chẳng nói gì. Sau hôm gặp mẹ người yêu em trai thì mẹ bảo với con rằng: “Mẹ của con bé hiền hậu phúc đức lắm, người như thế chắc chắn cô con gái cũng là đứa ngoan ngoãn, hiền lành”. Và mẹ đã không lầm. Con vẫn nhớ hôm mẹ chồng tương lai của con sang nhà chơi với mẹ, bà cũng nhận xét về con y như thế. Hóa ra, nhiều người nhìn nết mẹ mà đoán tính cách của con.

Năm rồi con đọc báo thấy có chuyện một cô gái nhẫn tâm đẩy con chồng xuống sông Hồng. Rồi mấy ngày sau lại có tin bà dì ghẻ bắt con chồng tự khâu miệng mình lại. Con nói với mẹ ở đời phụ nữ nhiều người độc ác quá. Mẹ lại bảo “phúc đức tại mẫu, những người như thế rồi lại ác giả ác báo thôi”. Rồi mẹ nói với con rằng, ở đời những người ác chỉ là số ít, đừng vì thế mà vơ đũa cả nắm, nhìn đâu cũng thấy xấu xa. Mẹ lại kể cho con câu chuyện về những người mẹ hết lòng hy sinh vì con, không ít người dù vất vả vẫn gắng sức cưu mang nhận nuôi hàng chục đứa trẻ mồ côi. Trong đời có hai vùng sáng tối, mẹ bảo con cứ nhìn ánh sáng mà bước đi.

Mẹ nghèo, không cho con nhiều tiền bạc, nhưng mẹ lại cho con thứ quý giá nhất ở đời đó là thấu hiểu được giá trị của sự tần tảo, lòng bao dung và đức hy sinh. Mẹ không đi học nhưng lại biết dạy con sống đúng mực, trọng ân tình. Cuộc đời con quá hạnh phúc và đủ đầy khi có mẹ kề bên. Mẹ à... mẹ có biết rằng mẹ chính là phúc đức của đời con!

Xem thêm: Thử lòng các con – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cái vết loét dạ dày từng khiến cả nhà tôi sợ hãi mất ăn mất ngủ không ngờ lại giúp mọi người tỉnh ngộ rằng hãy luôn yêu thương, quan tâm tới nhau ngay từ giây phút này, ngay hôm nay.

Đừng để yêu thương trở nên muộn màng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tôi nhìn các con mà cười ra nước mắt, thói đời thế đây, cha mẹ lo cho các con được nhưng các con có lo cho cha mẹ được hay không là một ẩn số.

Thử lòng các con – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Đằng sau ngôi mộ vô danh ở chùa là một câu chuyện đời buồn của người mẹ, cả đời tận tụy vì con đến khi mất lại chỉ lẻ loi một mình, với dòng chữ "không rõ nhân thân".

Ngôi mộ vô danh – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.

Cổ nhân nói: 'Đại trí nhược ngu' là một loại cảnh giới cao thượng
0 Bình luận

Cổ nhân nói, người quyền lực nhất thường là người trầm lặng. Vì thế, trong đám đông, người "im lặng" nhất chắc chắn là người lợi hại nhất.

Cổ nhân đúc kết: Trong đám đông, người 'im lặng' nhất là người lợi hại nhất
0 Bình luận

4 khuyết điểm này giống như hòn đá ngáng đường thành công. Mong bạn đừng có bất kỳ khuyết điểm nào trong này. 

Thuật nhìn người của cổ nhân: Mấy kẻ không làm nên việc gì đều có 4 khuyết điểm này
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa căn dặn: Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết.

Người xưa nói "Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết". Nghe tưởng đơn giản, nhưng càng ngẫm càng thấy thâm sâu.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Yên ổn tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhìn cảnh con dâu xa lánh mẹ chồng, con trai cũng theo vợ không bênh vực mẹ một lời tôi chán nản xót thương cho tuổi già của chính mình… cả một đời vì con kết quả lại nhận về quả đắng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa nói: “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái”, có nghĩa là gì?

Người xưa nói “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái.” Thoạt nghe tưởng là chuyện mua bán vùng miền, nhưng càng ngẫm, càng thấy câu này là lời dạy khôn ngoan về tư duy thích nghi, biết mình biết người và nghệ thuật xoay chuyển nghịch cảnh bằng sự linh hoạt và nhạy bén.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Bản di chúc 'tình người' - Câu chuyện nhân văn cảm động

Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/07
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 11/07
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 10/07
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 09/07
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất