Mang tết cho con dâu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dạo đó, nếu bà cứ mãi “cao cao tại thượng” không chịu chủ động, chỉ ngồi yên chờ ngày con dâu thân thiết, quấn quýt với mình thì không biết bà phải chờ đến chừng nào.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giáp tết năm nay, bà Lài lên kế hoạch sang châu Âu thăm cháu nội mới sinh. Đứa con dâu này bà cũng chẳng ưng mấy cũng chưa sống với nó ngày nào, chỉ là thằng con kiên quyết cưới thì bà cho cưới. Suốt mấy năm qua mẹ chồng nàng dâu chỉ gặp nhau qua mạng, dù cố gắng xóa nhà khoảng cách nhưng bà Lài vẫn thấy con dâu xa cách với nhà chồng.

Những cuộc điện thoại, tin nhắn thăm hỏi bà nhận được đều rất chỉn chu, nhưng thiếu đi sự gần gũi, thân thiết của người một nhà. Con trai nhiều lần ngỏ lời mời mẹ qua chơi nhưng thấy con dâu cứ lạnh nhạt, khách sáo kiểu “mời lơi” nên bà không muốn đi.

Duy chỉ có một lần con sâu nói là sinh xong thèm món Việt và ao ước được ăn một cái tết đủ đầy món quê nhà. Gạt đi tự ái của người bề trên, bà Lài thuyết phục chồng cho bà xuất ngoại một chuyến vào dịp tết.

Gần 70 tuổi, bà Lài lần đầu được đi nước ngoài. Hành trang của bà là cả một thùng xốp lớn chứa đầy đủ nguyên liệu nấu món tết như phở, hủ tiếu khô, bún khô, bánh hỏi khô, miến dong, các bống, các kèo, chả cá thu, chả cá thác lác,… Còn có cả món chà bông thịt heo sấy giòn, riêu rạm biển mà các con thích.

mang-tet-cho-con-dau-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Ai biết chuyện cũng bảo bà bày vẽ, đi châu Âu chơi mà cứ như đi buôn, ở nước ngoài bây giờ người ta cũng bán nhiều món Việt Nam rồi, mắc gì phải kệ nệ mang vác cho khổ. Bà nghe vậy thì cười bảo: “Đồ siêu thịt bên đó lạnh lẽo sao ngon bằng đồ mình đem qua được”.

Đón mẹ ở sân bay con trai bất ngờ khi nhìn thấy mớ hành lý quá cỡ, cô con dâu cũng tròn mắt ngạc nhiên khi thấy mẹ chồng mang cả Việt Nam sang Paris.

Dù đã chuẩn bị nhiều thứ nhưng sang đến nơi bà Lài vẫn thấy thiếu nhiều gia vị, rau củ để nấu cho ra món. Vậy là con trai lại chở mẹ đi khắp các siêu thịt trong vùng để tìm mua. Thấy bà cặm cụi nấu con dâu cũng vào bếp phụ rồi được bà khéo léo chỉ bày cho những bí quyết nấu ăn. Hai mẹ nấu được rất nhiều món ngon, đậm hương vị Việt như phở gà, phở bò, hủ tiếu nam vang, bún riêu, miến xào cua,…

Nhưng đến món bánh canh bột xắt thì bà Lài lại đau đầu, loay hoay tìm cách vì bà quên không đem sang bột làm bánh canh. Nhìn thấy mấy gói bánh phồng tôm, hai mẹ con nảy ra sáng kiến nấu bánh canh bằng bánh phồng tôm. Nghĩ là làm, con dâu mở youtube lên xem clip hướng dẫn. Thế rồi con dâu thì lo phần ngâm bánh phông vào nước ấm đem đi cắt sợi, cắt cà rốt, hành ngò còn mẹ chồng thì lo phần hải sản nấu nước lèo. Không có thịt cua bà Lài biến tấu bằng cách lấy tôm khô, chả cá thu, các thác lác,… để nấu. Món bánh canh thập cẩm không làm theo công thức nấu ăn chuẩn mực nào cả nhưng lại ngon đến khó quên.

Con dâu nhìn mẹ chồng cười thật tươi: “Hổm nay con nằm mơ cũng nhớ đến món bánh canh bột xắn quê mình. Sinh con xong con thèm dữ luôn. Thiệt không ngờ bữa nay được ăn đã thèm. Con cảm ơn mẹ nhiều”.

Ngày tiễn mẹ chồng ra sân bay về nước, cô con dâu cứ bịn rịn mãi. Cũng từ lần đó bà Lài thấy con dâu gắn bó, thân thiết với mình hơn. Mỗi lần nón món gì ngon con đều chụp hình gửi về cho bà, lâu lâu lại hỏi mẹ thêm bí quyết nấu nướng và cách chăm con nhỏ.

Tình cảm mẹ chồng nàng dâu, dù xa cách địa lý nhưng đã được níu gần. Mùa xuân này có lẽ là mùa xuân ấm áp nhất của bà Lài. Dạo đó, nếu bà cứ mãi “cao cao tại thượng” không chịu chủ động, chỉ ngồi yên chờ ngày con dâu thân thiết, quấn quýt với mình thì không biết bà phải chờ đến chừng nào. Đã là người một nhà, việc gì cứ phải câu nệ kẻ lớn người nhỏ. Cứ mở lòng bước đến với nhau, sẽ có những bất ngờ.

Xem thêm: Mùi khói bếp tháng chạp – Câu chuyện nhân văn cảm động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nhìn thấy sát tết chồng chỉ lo mỗi chuyện giỗ chạp, quà tết cho bà con dòng họ trong khi gia đình thiếu thốn trăm bề mà tôi mệt mỏi kiệt sức vô cùng.

Kiệt sức vì giỗ chạp quà tết – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

“Chiều cuối năm, nhìn làn khói bếp nhen lên từ ánh lửa bập bùng nơi góc sân, bỗng buồn buồn, nhớ nhớ mà không biết nhớ điều gì. Hẳn mình đã già”.

Mùi khói bếp tháng chạp – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Nhờ sự bao dung, thấu hiểu của mẹ chồng tôi thấy vững lòng hơn rất nhiều. Cái Tết đầu ở nhà chồng thực sự ý nghĩa với nàng dâu mới như tôi.

Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn... 

Cổ nhân nói: Bạn có thành kiến với người khác vì tầm nhìn của bạn chưa đủ lớn!
0 Bình luận

Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.

Ghi nhớ lời cổ nhân: Lòng lương thiện cần có giới hạn, khoan dung phải biết nhìn thấu lòng người
0 Bình luận

Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...

Cổ nhân nói: Có 2 dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút của 1 gia đình, có 1 thôi đã thấy đau lòng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 12 giờ trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất