Kiệt sức vì giỗ chạp quà tết – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Nhìn thấy sát tết chồng chỉ lo mỗi chuyện giỗ chạp, quà tết cho bà con dòng họ trong khi gia đình thiếu thốn trăm bề mà tôi mệt mỏi kiệt sức vô cùng.

Chồng tôi là con một nên việc gì của dòng họ cũng đến tay. Mỗi dịp Tết đến xuân về là tôi lại mệt lả người vì bận bịu, lo toan. Vẫn biết rằng quan tâm an hem họ hàng là tốt nhưng cũng phải tùy vào hoàn cảnh nhà mình. Chồng tôi rất vô tâm với gia đình nhỏ nhưng lại rất có hiếu với dòng họ.
Gia đình tôi nhận trách nhiệm làm đám giỗ cho ông bà cố, ông bà nội và ba mẹ chồng. Trong họ những cô dì chú bác thuộc diện neo đơn hoặc chỉ có con gái, không có con trai thờ tự là chồng tôi cũng nhận làm giỗ ở nhà tôi. Vậy là gần như tháng nào nhà cũng có 1- 2 đám giỗ. Những đám giỗ lớn như của ông bà, cha mẹ tôi phải lo vài mâm cơm để chồng đãi họ hàng. Còn các đám giỗ nhỏ hơn thì làm mâm cúng trong nhà ăn với nhau.
Vào tháng Chạp nhà tôi có tới tận 4 đám giỗ. Lo xong 4 đám là tôi hết tiền tiêu Tết. Vợ chồng tôi chỉ là viên chức, lương ba cọc ba đồng chứ nào có giàu có gì. Đã vậy còn phải nuôi 2 con nhỏ đang tuổi ăn học.
Hôm rồi, các chị chồng mở lời bảo từ nay trở đi các chị em trong nhà sẽ cùng góp làm đám giỗ cho ông bà bố mẹ, thấy vợ chồng tôi gánh vác cả chục năm qua vất vả, tốn kém quá, các chị nhìn cũng thấy áy náy. Tôi thấy thế là hợp lý, mình không yêu cầu nhưng các chị vẫn có lòng góp giỗ thì rõ ràng là có thiện lý chia sẻ với vợ chồng tôi.

Tuy nhiên, tính sĩ diện của chồng tôi lại nổi lên, anh tuyên bố việc giỗ chạp là của đàn ông, mấy chị phận gái đi lấy chồng không cần tham gia làm gì, dắt con cái về dự là tốt rồi.
Tôi lựa lúc chỉ riêng vợ chồng, thủ thỉ rằng: “Kinh tế nhà mình không dư dả gì, các chị có khá giả hơn, có ý muốn giúp đỡ thì tốt sao anh lại gạt đi. Với cả bố mẹ ông bà là của chung, mỗi người chung tay một tí gia đình sẽ thêm đoàn kết hơn”.
Nghe tôi nói vậy chồng liền nhảy dựng lên, bảo tôi đừng vì tham cầm vài đồng bạc lẻ mà khiến anh mang nhục. Anh nói tôi là đàn bà, suốt ngày chỉ biết tiền với tiền.
Mà không chỉ riêng việc giỗ chạp, tôi còn kiệt sức bởi gần tết chồng lại nhắc tôi chuẩn bị quà đi biếu xen cô dì chú bác trong dòng họ. Anh nói đấy là truyền thống của gia đình, khi bố mẹ còn đều làm như thế. Nhẩm ra ít nhất cũng phải chuẩn bị 5 phần quà để biếu, mỗi phần quà đều phải có rượu, hộp bánh, hộp trà…
Các con nhìn tôi chạy ngược chạy xuôi lo giỗ chạp quà tết thì thương lắm. Cậu con trai lớn nói: “Sao con không thấy ai cho nhà mình món gì mà năm nào ba cũng nhắc mẹ xách quà đi biếu các ông bà vậy? Biếu nhiều thế hết tiền nhà mình ăn gì?”. Đến trẻ con còn hiểu được điều đó mà chồng tôi lại dửng dưng vô tâm. Vợ con thiếu thốn trăm bề không lo mà chỉ lo sống sao cho đẹp lòng bà con dòng họ.
Xem thêm: Sụt 4kg sau cái Tết ở nhà chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
“Chiều cuối năm, nhìn làn khói bếp nhen lên từ ánh lửa bập bùng nơi góc sân, bỗng buồn buồn, nhớ nhớ mà không biết nhớ điều gì. Hẳn mình đã già”.
Nhờ sự bao dung, thấu hiểu của mẹ chồng tôi thấy vững lòng hơn rất nhiều. Cái Tết đầu ở nhà chồng thực sự ý nghĩa với nàng dâu mới như tôi.
Một ngày cuối tháng Chạp, vợ tôi thủ thỉ: “Năm nay ông ngoại sức khỏe yếu hơn rồi, nhà mình về nhà ngoại đón Tết cùng ông bà nhé?”.
Tin liên quan
Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn...
Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.
Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.