Mùi khói bếp tháng chạp – Câu chuyện nhân văn cảm động

“Chiều cuối năm, nhìn làn khói bếp nhen lên từ ánh lửa bập bùng nơi góc sân, bỗng buồn buồn, nhớ nhớ mà không biết nhớ điều gì. Hẳn mình đã già”.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dòng trạng thái vào những ngày cuối năm của anh bạn tôi khiến nhiều người ngậm ngùi. Người nói nhớ bà, người nói nhớ quê, còn tôi bỗng thấy một trời tuổi thơ ùa về qua làn khói bếp vừa nhen lên của bạn.

Lúc tôi còn nhỏ, những ngày cuối năm thể nào bà nội cũng dọn vườn. Bà gom cỏ ra góc vườn rồi đốt. Tôi cầm bó bùi nhùi làm bằng đá dừa cùng nội đốt rác. Những chiếc lá khô uốn mình cháy rực, biến thành lá lửa rồi hóa tàn tro trong chốc lát. Nhìn sự biến thiên kỳ lạ, tôi bỗng băn khoăn về sự được mất. Những chiếc lá đã làm xong nhiệm vụ của mình. Tàn tro rồi sẽ hòa vào đất để cây xanh lại đâm chồi.

Sau này lớn khôn, trong giấc mơ tôi luôn hiện về hình ảnh khu vườn mờ sương khói với bóng nội khi ẩn khi hiện, hệt như truyện cổ tích. Tôi thì vẫn mãi là đứa nhỏ hồn nhiên, chạy theo chân nội dọn Tết.

Những chiều cuối năm, căn bếp của nội tỏa khói suốt ngày. Lẫn trong mùi khói bếp thân quen ấy là mùi tết, mùi ngọt của những loại mứt và mùi thơm của thịt kho tàu.

nguoi-dan-ong-ngheo-mat-vi-xin-nhuong-su-giup-do-cho-nguoi-kho-khan (3)

Tôi lăng xăng đứng bên nội lấy thêm củi, canh lửa cho nội nấu nướng, sên mứt. Chảo mứt vừa khô, nội xới ra mâm, tôi được nội thưởng ít mứt cháy ở đáy nồi, miếng mứt thơm lừng, nóng hổi. Thấy tôi cạo vét đáy nồi, nội mắng yêu: “Làm như thèm lắm vậy con. Để Tết nội cho tha hồ mà ăn”. Tôi cười, mứt ăn khi còn nóng, khi ngồi bên bếp lửa cạnh nội với tôi mới thực sự là tết.

Chiều 29 Tết, nội nổi lửa nấu bánh tét. Những khúc củi to được nội chuẩn bị từ mấy tháng trước. Nồi nấu bánh là cái thùng thiếc cao ngang đầu tôi. Bếp lửa nhen lên, cháy hừng hực, tiếng củi nổ tí tách nghe vui tai lắm.

Lũ trẻ chúng tôi được nội giao nhiệm vụ canh lửa nồi bánh tét. Chúng tôi bày đủ mọi trò chơi quanh bếp, nào là bắn bi, bắn thun,… Đến tối, nội trải chiếu cạnh bếp. Chúng tôi nằm bên nội, đòi nội kể chuyện ngày xưa. Trong tiếng kể rì rầm của nội, chúng tôi ngủ lúc nào chẳng hay. Sáng ra mở mắt đã thấy bếp lửa tắt, mùi bánh tét tỏa ra thơm lừng.

Tết 3 năm trước nội không khỏe, ba má lo thuốc thang cho nội nên chẳng kịp dọn vườn, nấu bánh đón Tết. Tết đến, vắng tiếng chổi xào xạc trong vườn, vắng làn khói bếp, tôi bỗng thấy tết xa và buồn lắm. Cả nhà chẳng màng gì việc Tết nhất, chỉ quẩn quanh bên giường nội, dõi theo từng nhịp thở của nội. May mà nội cũng qua cơn bạo bệnh, bếp lửa muộn màng nhưng cũng reo vui y hệt nụ cười hiền móm mém của nội tôi.

Má tôi hôm qua vừa điện, má nói đã gom đủ mấy gốc củi to để tết này nhà mình nấu bánh tét, sên mứt. Má nhắc chị em tôi về sớm kẻo nội trông. Đã 3 năm nay nội không còn tự tay nhen lửa, nhưng đã có má thay nội giữ lấy nếp nhà.

Nhen lên bếp lửa là nhen lên hơi ấm, nhen lên tình thâm; những hồi ức đẹp đẽ cũng sẽ neo giữ ở đó, mùa xuân cũng sẽ theo về. Dù đi đâu, trở thành ai, người ta cũng không quên cội nguồn, không quên mình lớn lên từ rơm rạ, khói bếp...

Xem thêm: Sụt 4kg sau cái Tết ở nhà chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Nhờ sự bao dung, thấu hiểu của mẹ chồng tôi thấy vững lòng hơn rất nhiều. Cái Tết đầu ở nhà chồng thực sự ý nghĩa với nàng dâu mới như tôi.

Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Một ngày cuối tháng Chạp, vợ tôi thủ thỉ: “Năm nay ông ngoại sức khỏe yếu hơn rồi, nhà mình về nhà ngoại đón Tết cùng ông bà nhé?”.

Ăn Tết nhà ngoại – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Sau 4 ngày tết ở nhà chồng tôi xút liền 4kg, dù vậy tôi vẫn cố gắng làm mọi việc và không một lời than phiền vì không muốn tâm trạng của mình ảnh hưởng tới không khí tết của gia đình.

Sụt 4kg sau cái Tết ở nhà chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...

Cổ nhân nói: Có 2 dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút của 1 gia đình, có 1 thôi đã thấy đau lòng
0 Bình luận

Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.

Ghi nhớ lời cổ nhân: Lòng lương thiện cần có giới hạn, khoan dung phải biết nhìn thấu lòng người
0 Bình luận

Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn... 

Cổ nhân nói: Bạn có thành kiến với người khác vì tầm nhìn của bạn chưa đủ lớn!
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 10 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất