Làm việc cho công ty gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Mới đầu năm, Tài đã nằng nặc bắt vợ viết đơn nghỉ việc để về làm cho công ty gia đình. Thế nhưng Thảo kiên quyết từ chối, cô muốn được tự do sải bước trên con đường của chính mình.

Thảo là một cô gái lanh lợi, duyên dáng, tốt nghiệp đại học loại ưu. Sau khi ra trường, Thảo xin việc làm đúng chuyên môn với mức lương hấp dẫn. Sau khi đi làm được 2 năm, Thảo quen Tài, một chàng trai thành phố hào hoa, lịch lãm, điều kiện kinh tế gia đình lại càng có chỗ nào chê. Ngoài chuỗi cửa hàng nội thất rải khắp các tuyến phố, gia đình tài còn có vài cửa hàng gia dụng, hóa phẩm và 3 căn hộ cho thuê.
Sau khi kết hôn với Tài, vì không phải đầu tắt mặt tối lo việc mua nhà, sắm xe, chật vật với cơm áo gạo tiền nên Thảo luôn toát ra vẻ tự tin, giàu có đầy khí chất.
Tài nhiều lần muốn vợ nghỉ việc cơ quan về làm quản lý cho công ty gia đình, nhưng lần nào Thảo cũng tìm cách để từ chối. Khi thì Thảo lấy cớ công ty đang có dự án mới, không thể khuyết đi vai trò hướng dẫn đội nhóm của cô. Khi thì Thảo lại bảo với chồng là chủ tịch tập đoàn nơi cô đang làm việc đang hứa hẹn cân nhắc Thảo lên vị trí cao hơn với nhiều đã ngộ hấp dẫn. Rồi có lần, Thảo tỉ tê với chồng việc chuyên ngành của mình không đáp ứng được vị trí công việc trong công ty gia đình đang cần.

Sự lần lữa, khôn khéo của Thảo khiến Tài cũng dần mệt mỏi, từ bỏ việc thuyết phục vợ. Thực ra, Thảo hoàn toàn có thừa năng lực để làm tốt công việc trong công ty gia đình chồng, nhưng cô từ chối vì muốn hướng cuộc sống của mình theo hướng độc lập, tự chủ, không phụ thuộc hay dựa dẫm vào ai. Bởi Thảo không muốn đi theo vết xe đổ của chị dâu.
Chị dâu Thảo là người phụ nữ xinh đẹp, ưu tú. Chị từng rất năng động, làm việc trong một tập đoàn đa quốc gia. Nhưng sau khi sinh con, các bé liên tục đau ốm nên chị đành thuận theo yêu cầu của chồng và gia đình chồng nghỉ việc ở nhà để chăm con toàn thời gian. Sau này, khi các con lớn hơn thì chị lại làm việc cho công ty gia đình.
Mang tiếng có việc làm, có thu nhập ổn định nhưng đặc thù “làm công” cho gia đình bên chồng lại có rất nhiều điều khó nói. Mỗi khi công ty có dự án, vấn đề gì cần bàn bạc chị gần như không được tham gia ý kiến. Ở chiều ngược lại, mỗi khi công việc kinh doanh khó khăn, bất ổn thì chồng chị và mọi người bên nhà chồng lại quay sang trách chị chểnh mảng, lơ làng, không tập trung phát triển cơ nghiệp nhà chồng. Mọi người chưa từng ghi nhận sự nỗ lực, chăm chỉ vun vén của chị dâu.
Mới đây, chị dâu tâm sự với Thảo, nếu thời gian tới, chị tiếp tục không được đối đãi công bằng, tử tế, chị sẽ mạnh dạn rời công ty gia đình. Cuộc đời ngắn lắm, chị muốn công sức mình bỏ ra phải nhận lại được sự công nhận, tôn trọng đúng đắn.
Xem thêm: Ông nội tôi lấy vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Năm nay bố chồng tôi tròn 80 tuổi nên gia đình tổ chức mừng thọ cho bố. Bố nghe tin thì rất phấn khởi, nhắc nhở chúng tôi chuẩn bị mọi việc từ trước Tết 1 tháng. Nào ngờ chồng lại làm một việc khiến tôi buồn và thất vọng vô cùng.
Cha xin lỗi con, khi chính cha đã “dạy” con rằng, những bất công mà con đang chịu là điều bình thường của phụ nữ, rằng chồng con có quyền hưởng thụ, còn con phải có nghĩa vụ làm một “bà mẹ” thứ hai cho chồng.
Sau bữa tiệc mừng thọ 30 mâm, lời tuyên bố bất ngờ của bố trong bữa cơm gia đình khiến cả nhà im lặng chẳng biết phải nói gì vì chẳng ai ngờ chuyện vui của gia đình lại trở thành câu chuyện đầu môi cho người ta bàn tán.
Tin liên quan
Khi là chính mình, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đạt được những kết quả tốt nhất trong cuộc đời mình.
Cuộc đời của bạn có vui vẻ, hạnh phúc hay không, then chốt nằm ở tâm của bạn. Tâm có hạt giống vui vẻ thì quả nở ra ắt là nụ cười.
Tránh họa đắc phúc là điều ai cũng muốn nhưng sống ở đời "sông có khúc người có lúc", làm thế nào để đón lành tránh dữ?
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.