Cha xin lỗi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Cha xin lỗi con, khi chính cha đã “dạy” con rằng, những bất công mà con đang chịu là điều bình thường của phụ nữ, rằng chồng con có quyền hưởng thụ, còn con phải có nghĩa vụ làm một “bà mẹ” thứ hai cho chồng.

Mấy hôm trước, tôi từ quê lên thăm con gái. Vợ tôi bận trông cháu nội nên chỉ mình tôi khệ nệ xách túi đựng mấy món quà quê lên cho con. Con tôi lấy chồng đã hơn 5 năm, sinh được 1 trai 1 gái, sống trong một căn chung cư trả góp ở thành phố. Hai vợ chồng nó đều làm công sở, cuộc sống nhìn cũng cũng thoải mái, êm đềm. Thường thì 1 tháng con sẽ dẫn các cháu về thăm cha mẹ một lần, nhưng đợt này các con bận quá, lâu chưa thấy về nên vợ giục tôi đi thăm con.
Tôi lên ngay tối thứ 6, đúng lúc con tan sở. Con gái thấy tôi thì mừng lắm, tíu tít mời cha ngồi rồi vội chạy vào bếp nấu cơm. Dăm phút sau chồng con cũng về, chào hỏi cha vợ xong thì ngồi xuống bàn ăn lướt điện thoại và hỏi vợ bao giờ có cơm tối. Con gái tôi vừa trả lời chồng vừa chạy đi chạy lại như con thoi để cắm cơm, làm rau củ, làm cá,…Trong lúc con trai lớn đang chơi lego, con gái tôi tranh thủ thời gian chờ cơm canh sôi thì dẫn con gái nhỏ vào đi tắm. Xong xuôi thì giục con trai vào tắm, rồi thuận tay thu dọn luôn quần áo bẩn trên sàn. Con rể thì vẫn ngồi đó, điềm nhiên lướt điện thoại như không trông thấy vợ đang 3 đầu 6 tay tất bật với việc nhà, con cái. Hai con tắm xong xuôi thì con rể mới đứng dậy đi vào phòng tắm rửa và tiện tay để cốc nước uống dở trên bàn, áo vest vắt ngang thành ghế. Con gái tôi đưa hai con vào bàn ăn, mời tôi ngồi vào bàn dùng cơm tối rồi thuận tay dọn dẹp các thứ linh tinh hộ chồng. Bữa cơm tối diễn ra trong khung cảnh con rể tôi vừa ăn vừa trò chuyện với cha vợ rôm rả, còn con gái tôi thì tất bật dỗ dành hai đứa nhỏ ăn cơm. Bữa ăn kết thúc vào lúc 8 giờ tối, con gái tôi chỉ kịp ăn vội vài ba miếng cơm rồi lại tất tả dọn dẹp, rửa chén bát. Từ lúc về nhà đến giờ con bé chưa từng được nghỉ tay, trên người vẫn còn nguyên bộ đồng phục đi làm. Con rể tôi ăn xong thì đủng đỉnh dẫn hai con nhỏ xuống dưới chung cư tản bộ, trà đá, không quên rủ cha vợ đi cùng nhưng tôi từ chối.

Tôi ở lại nhà giúp con gái dọn dẹp, nhưng con bé một mực xua tay bảo cha vào phòng tắm rửa nghỉ ngơi, con làm nhoáng cái là xong ngay ấy mà.
Thấy thương con, tôi hỏi: “Ngày nào đi làm về con cũng làm từng này việc nhà à?”.
Con bé cười xòa bảo: “Dạ, làm có chút mà cha, như mẹ vẫn hay làm ở nhà thôi. Mẹ đi làm đồng về cũng lo việc nhà như con mà. Con quen rồi!”.
Nói xong, con chạy đi chúi mũi vào chén bát, quét nhà bỏ lại tôi đứng như trời trồng bởi câu con vừa nói “như mẹ hay làm ở nhà vậy thôi…”.
Phải nhỉ, vợ tôi ở nhà cũng y vậy, sáng vừa mở mắt đã phải lo cơm nước cho chồng con rồi đi chăm gà, chăm heo, ra ruộng. Đến chiều về lại tất bật thổi cơm, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, cho heo gà ăn,… Còn tôi cũng y hệt con rể của mình, về đến nhà là thong thả ngồi uống nước chè xanh, ăn tối xong là đi đánh cờ với mấy ông bạn, còn vợ làm gì tôi chẳng mấy quan tâm.
Sáng hôm sau tôi về lại quê, ngồi trên xe nhớ lại cảnh con gái sáng nay tiếp tục quần quật lo cho hai đứa con và chồng, rồi tất tả đưa cha ra bến xe, dúi cho cha vài triệu mà tôi thương đến rớt nước mắt.
Con gái, cha xin lỗi vì sau một ngày làm việc vất vả như nhau ở ngoài đồng cha đã cho phép mình được nghỉ ngơi, nhàn nhã và xem chuyện mẹ con làm việc nhà là điều hiển nhiên. Chính cha đã “dạy” con rằng, chồng con có quyền hưởng thụ, còn con phải có nghĩa vụ làm một “bà mẹ” thứ hai cho chồng.
Cha xin lỗi vì ngày hôm qua cha chỉ có thể ngồi đó mà nhìn con như giúp việc trong chính ngôi nhà mình, nhìn thấy chồng con cư xử như một ông hoàng mà cha chẳng thể nói gì hay làm được gì vì chính cha từ xưa đến nay cũng đã cư xử với mẹ con y như vậy. Chính cha đã “dạy” con rằng, những bất công mà con đang chịu là điều bình thường của phụ nữ.
Từ hôm nay, cha hứa sẽ không bao giờ cư xử với mẹ con như vậy nữa. Cha sẽ tự lo những việc cá nhân của mình, sẽ không vứt đồ bừa bãi rồi để mặc mẹ con thu dọn, cha sẽ rửa bát và lau nhà, trong khi mẹ con đang tất bật thổi cơm và giặt đồ. Cha sẽ dạy lại con rằng vợ chồng là phải cùng chia sẻ với nhau và con, con là một người mẹ, người vợ, chứ không phải là người hầu của chồng mình.
Cha xin lỗi con và mẹ con, ngàn lần xin lỗi!
Xem thêm: Gia đình chia phe vì tranh chấp tài sản – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Biết tính chồng nên cô đã dặn dò kỹ lưỡng chi tiêu mỗi khi Tết đến. Nhưng giờ đây, nhìn vào số tiền phát sinh và khoản tiền còn lại sau Tết, cô thấy chán chường, hoang mang tột đột.
Năm nay bố chồng tôi tròn 80 tuổi nên gia đình tổ chức mừng thọ cho bố. Bố nghe tin thì rất phấn khởi, nhắc nhở chúng tôi chuẩn bị mọi việc từ trước Tết 1 tháng. Nào ngờ chồng lại làm một việc khiến tôi buồn và thất vọng vô cùng.
Vì tranh chấp tài sản, chú hai và cô ba đâm đơn kiện bố tôi, cũng từ đó gia đình tan nát, mỗi người cúng ông bà một kiểu, không ai coi ai ra gì.
Tin liên quan
Tránh họa đắc phúc là điều ai cũng muốn nhưng sống ở đời "sông có khúc người có lúc", làm thế nào để đón lành tránh dữ?
Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...
Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.