Gia đình chia phe vì tranh chấp tài sản – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Vì tranh chấp tài sản, chú hai và cô ba đâm đơn kiện bố tôi, cũng từ đó gia đình tan nát, mỗi người cúng ông bà một kiểu, không ai coi ai ra gì.

Lúc tôi còn nhỏ, ông bà nội già yếu rồi qua đời. Hằng năm, cứ đến ngày giỗ ông bà là đại gia đình tôi lại quây quần bên nhau làm cỗ, thắp hương cúng ông bà để bày tỏ lòng thương nhớ.
Ông bà nội tôi sinh được 4 người con, 2 trai 2 gái. Bố tôi là con trưởng, sau bố có 1 người chú và 2 người cô. Chục năm qua, tính từ thời điểm ông bà mất, mỗi lần gần tới ngày giỗ là cô chú lại mang lễ lạt, tiền bạc tới đóng góp với bố mẹ. Bởi theo truyền thống, việc làm giỗ cho bố mẹ là trách nhiệm của tất cả các con.
Đám giỗ ông bà nội năm nào cũng được tổ chức tươm tất, chu toàn bởi bố mẹ tôi coi đó là dịp họp mặt anh chị em, con cháu trong đại gia đình. Thậm chí, có năm bố còn làm to mời cả anh em trong dòng tộc để tới ăn uống, hàn thuyên với nhau.
Thế nhưng, vài năm gần đây ngày giỗ ông bà nội không còn không khí vui vẻ, hòa thuận như trước nữa bởi chỉ có cô út lên làm giỗ cùng bố mẹ tôi, còn chú hai và cô bà làm riêng.

Nguyên nhân dẫn tới việc này là do tranh chấp liên quan tới mảnh đất mà ông bà nội để lại cho bố tôi. Mảnh đất bỗng dưng nằm trong diện quy hoạch đô thị nên giá cả tăng lên chóng mặt, nếu bán đi thì được cả mấy tỷ. Thế là chú tôi quay về tranh chấp đòi chia phần, cô ba nghe tin cũng xúi vào tạo thành một phe.
Ban đầu bố tôi cũng vui vẻ đồng ý cắt bớt vài trăm mét cho chú hai, nhưng chú không chịu, đòi bố tôi phải chia một nửa. Bố tôi không đồng ý thế là chú hai, cô ba gửi đơn kiện lên tòa án. Vụ kiện kéo dài đến hôm nay vẫn chưa xong. Cũng từ đó hai bên cạch mặt nhau khiến gia đình tan nát, đám giỗ của ông bà cũng bị chia làm 2 nơi.
Tôi nghĩ chẳng riêng gì những người đang sống thấy buồn vì tình cảm gia đình bị chia cắt mà ngay cả hương linh ông bà tôi trên trời cũng chẳng vui vẻ gì. Chỉ vì tiền bạc hơn thua mà con cháu tan đàn xẻ ghé, coi nhau không ra gì.
Mỗi lần về quê dự đám giỗ của ông bà nội là tôi lại thấy lòng mình nặng trĩu. Tôi ao ước đại gia đình lại đoàn tụ, vui vẻ sum vầy như ngày trước dù biết điều đó là rất khó khăn. Một khi tình cảm đã bị rạn nứt thì không dễ gì hàn gắn lại được như trước.
Xem thêm: Chấp nhận làm “hậu phương” – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Khi đã đạt được vị trí tốt trong công việc vợ tôi vẫn không chấp nhận lùi về sau làm “hậu phương”, chăm con để chồng phát triển sự nghiệp.
Nhìn cảnh con cháu tổ chức mừng thọ, ăn uống linh đình ngoài sân còn mẹ già nằm một chỗ trong nhà, thần trí chẳng còn minh mẫn mà tôi thấy trong lòng tràn ngập nỗi xót xa.
Bà không sống được mấy hơi nữa. Bà sẽ tặng mỗi cháu một món quà. Bà chờ lâu quá không có đứa nào cưới. Bà cho mỗi đứa một ít quà để phòng tới lúc bà không còn biết gì nữa.
Tin liên quan
Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...
Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!
Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.