Tiền đi đâu sau Tết? – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Biết tính chồng nên cô đã dặn dò kỹ lưỡng chi tiêu mỗi khi Tết đến. Nhưng giờ đây, nhìn vào số tiền phát sinh và khoản tiền còn lại sau Tết, cô thấy chán chường, hoang mang tột đột.

Trúc mở điện thoại nhìn vào mấy dòng ghi chú ghi rõ từng khoản tiền mà thở dài ngán ngẩm. Năm nay vợ chồng cô đã thống nhất chi 20 triệu đồng cho dịp Tết, nhưng giờ ngồi tính lại cô thấy khoản tiền đã tiêu lố đến 30 triệu đồng.
Nghĩ lại, Trúc không khỏi bực cái tính thích thể hiện của chồng. Cô đã dặn là chi tiêu chặt chẽ nhưng anh vẫn thích “vung tay quá trán”. Tối 29 Tết, trong lúc cao hứng anh mua hẳn 2 chậu quất tặng ông bác. Chuyện đó Trúc không nỡ càm ràm. Nhưng đến ngày mùng 1 Tết, anh vào chứng nào tật ấy, khi thấy bạn cũ dẫn con sang chúc tết, anh lại sĩ diện lì xì 2 đứa trẻ con bạn 2 tờ tiền mệnh giá lớn nhất với lý do thoạt đầu nghe qua có vẻ rất có lý: “Mấy năm rồi anh mới gặp lại vợ chồng nó, có phải năm nay cũng gặp đâu mà em so đo tính toán”.
Xuyên suốt mấy ngày Tết anh chi lố không ít tiền. Trước mặt họ hàng, bà con làng xóm cô không thể phàn nàn, còn anh thì cố tình không hiểu ý vợ hoặc cố tình lơ đi. Đỉnh điểm nhất là sáng mùng 3, dù Tết có vẻ gần tàn, lòng Trúc cũng tạm yên tâm khi nghĩ chồng không có khoản gì để phải chi tiêu nữa, nào ngờ trưa hôm ấy anh lại chuyển cho người em họ “đang khó khăn” 20 triệu đồng. Đối với người khác khoản tiền ấy có thể không to tát, nhưng đó là khoản tiền thưởng sau một năm vất vả làm việc của Trúc và cô đang dự tính dùng nó để đóng học phí cho con sau Tết. Đến khi biết người em họ kia vốn chẳng khó khăn gì, mượn tiền chỉ để trả khoản nợ ăn chơi, Trúc chán chường đến tột độ.

Thế là sau Tết, khoản tiền còn lại của hai vợ chồng không còn bao nhiêu trong lúc đó có bao thứ phải chi như tiền xe trở lại thành phố, tiền bỉm sữa, tiền học hành của con, tiền sinh hoạt,… đang ập tới. Nhưng chồng Trúc lại không nhìn thấy những điều ấy, trong hơi men anh chỉ cảm thấy vui vẻ, tự hào khi có người khen 2 chậu quất của bác đẹp, rồi anh là người ơn nghĩa khi rộng lượng giúp đỡ các em,…
Trúc không lạ gì tính chồng nên đã dặn dò kỹ lưỡng mỗi khi Tết đến, nhưng chồng cô không thay đổi. Bây giờ nhìn vào số tiền phát sinh và khoản tiền ít ỏi còn lại Trúc thấy mình hoang mang, thất vọng vô cùng.
Xong Tết chắc cô phải lấy tạm tiền lì xì của con để đóng học phí cho chúng. Nhưng còn những khoản khác, nghĩ mãi Trúc quyết định bảo chồng đi vay mượn đâu đó để xoay xở tạm. Chồng Trúc thấy vợ hối thúc cũng gọi điện hỏi mượn mấy người bạn nhưng ai nấy đều từ chối vì đầu tháng, đầu năm, ai cũng thủ cho mình.
Trúc đã quá ngán cái cảnh cứ phải chạy lo mọi thứ thay cho chồng. Bây giờ nhìn anh héo hon lo nghĩ cô cũng chẳng buồn nói, phải để anh tự chịu trách nhiệm với gia đình để anh biết rằng mình cũng chẳng khá khẩm gì.
Xem thêm: Gia đình chia phe vì tranh chấp tài sản – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Vì tranh chấp tài sản, chú hai và cô ba đâm đơn kiện bố tôi, cũng từ đó gia đình tan nát, mỗi người cúng ông bà một kiểu, không ai coi ai ra gì.
Khi đã đạt được vị trí tốt trong công việc vợ tôi vẫn không chấp nhận lùi về sau làm “hậu phương”, chăm con để chồng phát triển sự nghiệp.
Sau bữa tiệc mừng thọ 30 mâm, lời tuyên bố bất ngờ của bố trong bữa cơm gia đình khiến cả nhà im lặng chẳng biết phải nói gì vì chẳng ai ngờ chuyện vui của gia đình lại trở thành câu chuyện đầu môi cho người ta bàn tán.
Tin liên quan
Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.
Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!
Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...