Văn hóa mừng thọ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Sau bữa tiệc mừng thọ 30 mâm, lời tuyên bố bất ngờ của bố trong bữa cơm gia đình khiến cả nhà im lặng chẳng biết phải nói gì vì chẳng ai ngờ chuyện vui của gia đình lại trở thành câu chuyện đầu môi cho người ta bàn tán.

Tết năm nay, tôi về quê ăn Tết rồi tranh thủ tổ chức luôn lễ mừng thọ cho bố. Bố tôi năm nay 75 tuổi. tóc đã bạc gần hết, lưng cũng đã còng nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Nghĩ đến những tháng ngày bố vất vả vì con cái tôi muốn làm một bữa tiệc mừng thọ thật đàng hoàng, trang trọng cho bố.
Nhà vốn có điều kiện nên tôi đặt luôn 30 mâm cỗ, mời cả họ hàng, làng xóm láng giềng, bạn bè cũ của bố đến chúng vui.
Hôm mừng thọ bố mặc bộ quần áo đẹp, ngồi giữa sân, cười rạng rỡ khi khách đến chúc mừng. Mẹ tôi cũng tất bật chuẩn bị nhưng trên mặt hiện rõ sự hài lòng, vui vẻ. Tôi thấy nhẹ lòng nghĩ rằng ít ra mình đã làm được một điều gì đó có ý nghĩa cho bố mẹ.
Tiệc xong, khách khứa ra về, những tưởng mọi chuyện đã trọn vẹn. Nào ngờ sáng hôm sau, những câu chuyện râm ran trong làng bắt đầu lọt tới tai tôi. Có người bảo nhà tôi sĩ diện, cậy có con trai làm giám đốc nên phô trương, khoe khoang giàu có. Thậm chí, có người còn bức xúc cạnh khóe: “Tết nhất đủ thứ phải lo lại còn phải đi ăn cỗ mừng thọ. Không đi thì mang tiếng mà đi thì không muốn”. Rồi có người thì bảo: “Bình thường thấy có giao thiệp với ai đâu, giờ mừng thọ lại làm to thế này ai chả nghĩ là khoe khoang”.

Lời ra tiếng vào cứ thế lan truyền. Người đến ăn cỗ mừng 50 nghìn cũng nói, mừng 100 nghìn cũng nói. Cái tiếng “phải đi”, “phải mừng” khiến họ cảm thấy khó chịu.
Bố tôi lúc đầu còn cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi được gặp lại những người bạn cũ và có phần tự hào vì con cái chu đáo, lo lắng cho mình. Nhưng càng nghe nhiều lời bàn ra tán vào, ông càng suy nghĩ, đăm chiêu. Thế rồi một hôm trong bữa cơm gia đình, khi cả nhà đang quây quần bố bất ngờ nói: “Từ giờ bố không tổ chức lễ mừng thọ nữa. Có 80 hay 90 cũng thôi các con ạ. Các con không cần bày vẽ cho bố nữa đâu lại mang tiếng khoe khoang, bố thất mệt lắm”.
Cả nhà im lặng nhìn nhau, còn tôi cúi đầu chẳng biết phải nói gì. Bố không sợ tốn kém cũng chẳng tiếc rẻ gì, nhưng ông thấy sợ hãi miệng đời, ông không muốn làng xóm nhìn mình với ánh mắt xét nét, không muốn người ta chúc tụng trước mặt lại xầm xì sau lưng. Ông lại càng không muốn mình trở thành gánh nặng khiến người khác phải phiền lòng vì phải đi ăn cỗ, phải bỏ tiền mừng.
Tôi muốn bố vui nhưng vô tình lại khiến bố buồn. Tôi muốn tổ chức một bữa tiệc để thể hiện lòng hiếu thảo nhưng kết quả lại tạo thêm áp lực cho ông. Có lẽ người ở quê tôi vẫn chưa tiếp nhận được văn hóa mừng thọ như những vùng miền khác, hay như trên thành phố nơi tôi sống. Họ nghĩ đó là việc khoe trương, sĩ diện nhưng với tôi đó chỉ là một bữa tiệc vui mừng các cụ thêm tuổi mới. Nhưng chắc từ giờ tôi sẽ không làm mừng thọ cho bố nữa… Sau này, khi bố được 80, 90 tuổi tôi chỉ tổ chức vài mâm cỗ cho mọi người trong nhà quây quần bên nhau, không khách khứa, không ồn ào.
Đọc thêm
Khi đã đạt được vị trí tốt trong công việc vợ tôi vẫn không chấp nhận lùi về sau làm “hậu phương”, chăm con để chồng phát triển sự nghiệp.
Nhìn cảnh con cháu tổ chức mừng thọ, ăn uống linh đình ngoài sân còn mẹ già nằm một chỗ trong nhà, thần trí chẳng còn minh mẫn mà tôi thấy trong lòng tràn ngập nỗi xót xa.
Bà không sống được mấy hơi nữa. Bà sẽ tặng mỗi cháu một món quà. Bà chờ lâu quá không có đứa nào cưới. Bà cho mỗi đứa một ít quà để phòng tới lúc bà không còn biết gì nữa.
Tin liên quan
Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn...
Khi là chính mình, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đạt được những kết quả tốt nhất trong cuộc đời mình.
Cuộc đời của bạn có vui vẻ, hạnh phúc hay không, then chốt nằm ở tâm của bạn. Tâm có hạt giống vui vẻ thì quả nở ra ắt là nụ cười.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.