Chia tiền mừng thọ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Năm nay bố chồng tôi tròn 80 tuổi nên gia đình tổ chức mừng thọ cho bố. Bố nghe tin thì rất phấn khởi, nhắc nhở chúng tôi chuẩn bị mọi việc từ trước Tết 1 tháng. Nào ngờ chồng lại làm một việc khiến tôi buồn và thất vọng vô cùng.

Nhân việc mừng thọ bố chồng tròn 80 tuổi, gia đình tôi lại có dịp tụ họp, chúc mừng và bày tỏ lòng hiếu thảo đối với người đã nuôi dưỡng, yêu thương chúng tôi suốt bao năm tháng qua. Nhưng chẳng ai ngờ rằng, chính ngày trọng đại ấy lại trở thành kỷ niệm buồn khiến tôi chẳng thể nào quên…
Gia đình chồng tôi có 2 anh em, chồng tôi và cô út, cả hai đều đã lập gia đình. Mẹ chồng qua đời từ lâu nên bố chồng sống với vợ chồng tôi. Tính chồng tôi gia trưởng nên mọi việc trong nhà đều do anh quyết định. Biết tính anh nên bố tôi hay cô út cũng chẳng mấy khi phản đối điều gì.
Năm nay bố chồng tôi tròn 80 tuổi nên gia đình tổ chức mừng thọ cho bố. Bố nghe tin thì rất phấn khởi, nhắc nhở chúng tôi chuẩn bị mọi việc từ trước Tết 1 tháng. Chúng tôi đặt 30 mâm cỗ để mời anh em họ hàng, bạn bè thân thiết và hàng xóm láng giềng. Buổi tiệc mừng thọ diễn ra vô cùng suôn sẻ, đầm ấm.
Tuy nhiên, sau buổi lễ chồng tôi lại làm một việc khiến tôi thấy buồn và thất vọng vô cùng. Là con trai duy nhất lẽ ra anh phải là người trân trọng, yêu thương bố nhất nhưng anh lại chẳng hiểu được tâm tư của ông cụ. Khách khứa vừa ra về chồng tôi liền đòi bố đưa hết tiền mừng thọ vì anh là người “lo liệu tất cả”. Tất nhiên, tôi không phủ nhận việc chồng đóng vai trò quan trọng trong khâu tổ chức mừng thọ cho bố. Nhưng đó đâu phải lý do để anh tự cho mình cái quyền yêu cầu bố đưa hết tiền mừng thọ mà bố nhận được ngày hôm ấy?

Anh nói: “Bố phải đưa tất tiền mừng thọ cho con bởi mọi việc đều do con tự đứng ra lo liệu, bố phải đưa thì con mới có tiền để thanh toán cho các bên nữa chứ”. Tôi không tin vào tai mình khi nghe câu nói anh thốt ra.
“Bố nói là sẽ đưa nhưng có phải của con tất đâu”, bố chồng tôi cau mày nói.
“Nhưng con đứng ra lo thì mọi việc là do con quyết định”, chồng tôi đáp.
Bố chồng nghe vậy thì tức giận quát: “Đúng là con đứng ra lo liệu chuyện mừng thọ, bố sẽ đưa cho con một phần. Nhưng bố sẽ giữ lại một phần, nhất là tiền của con gái, con rể và các cháu”.
Tôi nhìn thấy trong mắt bố chồng sự lúng túng và mệt mỏi. Bố đã quá già để có thể tranh cãi hay đưa ra ý kiến phản hồi. Chồng tôi không hề nghĩ đến cảm xúc của bố mà chỉ chăm chăm vào việc lấy đi số tiền mừng thọ và xem đó nhưng điều hiển nhiên. Lẽ ra là một người con, anh phải hiểu việc tổ chức mừng thọ cho cha mẹ không phải vì tiền thu lại được mà đó là sự tôn trọng, tình cảm dành cho bố mẹ, những người đã dành cả đời sinh thành, dưỡng dục, chăm lo cho chúng ta.
Thực ra chồng tôi mới lo cho bố chồng mấy năm nay thôi, những năm trước đây ông còn khỏe vẫn tự làm tự ăn. Giờ sức khỏe của bố ngày càng chiếu, chân chậm tay run nên ông mới phải nhờ anh tất. Thế mà anh lại đối xử với ông như vậy. Bố đưa hết tiền cho anh rồi lúc bố cần tiền chẳng lẽ lại hỏi anh? Nhà chỉ có mỗi mình anh là con trai bố còn cho ai được đâu mà anh lại sòng phẳng thế.
Bố không nói gì nữa, tức giận đưa hết tiền cho anh nhưng tôi biết trong lòng ông buồn lắm. Tình cảm gia đình không phải là thứ có thể đong đếm bằng tiền bạc. Dù anh có lo liệu mọi việc nhưng việc lấy hết số tiền mừng thọ của bố là hành động quá đáng và thiếu tôn trọng vô cùng.
Tối về, tôi nói chuyện với chồng, bày tỏ hết suy nghĩ của mình với anh. Sáng hôm sau tôi xin phép bố chồng đưa con về nhà ngoại chơi mấy hôm. Tôi mong rằng trong khoảng thời gian ấy anh sẽ nhận ra sai lầm của mình và hiểu rằng, tình yêu thương và sự tôn trọng mới là món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể dành cho cha mẹ.
Xem thêm: Chấp nhận làm “hậu phương” – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Sau bữa tiệc mừng thọ 30 mâm, lời tuyên bố bất ngờ của bố trong bữa cơm gia đình khiến cả nhà im lặng chẳng biết phải nói gì vì chẳng ai ngờ chuyện vui của gia đình lại trở thành câu chuyện đầu môi cho người ta bàn tán.
Vì tranh chấp tài sản, chú hai và cô ba đâm đơn kiện bố tôi, cũng từ đó gia đình tan nát, mỗi người cúng ông bà một kiểu, không ai coi ai ra gì.
Nhìn cảnh con cháu tổ chức mừng thọ, ăn uống linh đình ngoài sân còn mẹ già nằm một chỗ trong nhà, thần trí chẳng còn minh mẫn mà tôi thấy trong lòng tràn ngập nỗi xót xa.
Tin liên quan
Tránh họa đắc phúc là điều ai cũng muốn nhưng sống ở đời "sông có khúc người có lúc", làm thế nào để đón lành tránh dữ?
Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...
Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!