Giải thoát khỏi con bất hiếu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Xung quanh ai cũng nghĩ bà Tý sớm về với tổ tiên ngày nào là cuộc đời bà được giải thoát ngày đó. Bởi bao nhiêu năm, cuộc đời bà chưa có lấy một ngày bình yên, hưởng phước dù mang tiếng có đủ con trai, con gái.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm 22 tuổi, bà Tý lấy chồng, sinh được 2 mụn con. Bây giờ nhà nghèo, chồng ốm đau liên miên, chuyện học hành của con cái một mình bà kham không nổi. Thế là đứa con gái bỏ học nửa chồng để chạy ra chợ đỡ đần với mẹ kiếm tiền lo thuốc thang cho cha và cho em trai đi học. Dù khó khăn nhưng bà vẫn cố cho con trai ăn học đàng hoàng, hy vọng nó sẽ nên người, đỡ đần bố mẹ khi già yếu.

Niềm mong mỏi ấy chưa thành hiện thực, đứa con trai hết lần này đến lần khác mang họa về cho ông bà. Vì được cưng chiều, Phúc không chịu học hành, đua đòi ăn chơi lêu lổng, cờ bạc nợ nần như chúa chổm. Chưa học hết lớp 10, Phúc đã bị trường đuổi học. Nhiều lần không có tiền ăn chơi, Phúc còn về nhà đánh chị gái đòi tiền, thậm chí mắng chửi hù dọa cả mẹ. Thấy con trai thế, chồng bà Tý phần vì bệnh tật, phần vì đau buồn nên qua đời sớm. 18 tuổi, con gái bà Tý xin lấy chồng sớm để thoát khỏi đứa em trái suốt ngày đánh đập chị. Thế là từ đó có một mình bà Tý ở lại chống chọi với thằng con trai bất hiếu trời đánh.

Ở nhà không có tiền ăn chơi, Phúc đi theo đám bạn trộm cắp, bị công an bắt vào tù. Sau 2 năm thụ án, Phúc trở về nhà và tiếp tục ăn không ngồi rồi, bắt mẹ phục vụ mình. Nhiều lần không có tiền ăn chơi, Phúc đuổi đánh cả mẹ. Làng xã biết nhưng chẳng ai dám can thiệp vì sợ thằng Phúc cùng đường cắn dại.

Tuổi cao sức yếu bà Tý vẫn phải chạy nợ kiếm tiền nuôi đứa con sức dài vai rộng. Thiếu thốn, đói khổ nhưng bà Tý chẳng thể nhờ cậy đứa con gái lấy chồng gần đấy vì nó cũng chạy ăn từng bữa, đẻ thì liền tù tì 4 – 5 đứa con.

giai-thoat-khoi-con-bat-hieu-cau-chuyen-dang-suy-ngam (1)

Được một thời gian, Phúc dắt ở đâu về một cô gái bảo là “vợ”. Về hôm trước, hôm sau Phúc đòi mẹ già cắt đất chia nhà để ở riêng. Bà Tý đồng ý cắt hết phần đất vườn cho Phúc chỉ trừ lại đúng căn nhà ba gian để lấy chỗ ở và chốn thờ ông bà tổ tiên và chồng. Sống riêng chưa được hai tháng, vợ chồng Phúc bán hết số đất bà Tý cho lấy tiền rồi đưa nhau vào Nam sinh sống. Đi năm trước, năm sau Phúc lại quay về đòi mẹ phán hết phần đất còn lại để lấy vốn bán buôn.

Biết con trai bất hiếu nên bà Tý không đồng ý. Không được như ý muốn, Phúc liền hành hạ người mẹ già tội nghiệp. Cô con gái thương mẹ muốn đón bà về sống cùng nhưng bà cụ không chịu, phần vì không muốn làm phiền con cá, phần ở lại vì muốn giữ đất, giữ nhà.

Nghe lời hàng xóm xung quanh, để tránh Phúc làm càn bán nốt chỗ hương khói tổ tiên, bà Tý lên UBND xã làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất thuộc tài sản riêng của mình. Phúc nhiều lần gọi khách đến bán đất bán nhà nhưng không được. Bị dồn vào bước đường cùng, đứa con bất hiếu trút giận lên bà Tý. Nhiều lần Phúc bị chính quyền gọi lên nhắc nhở vì hành vi bạo hành mẹ già nhưng rồi đâu lại vào đấy.

Ngày bà Tý mất, ai cũng nghĩ cuộc đời bà từ đây đã được giải thoát khỏi thằng con trai bất hiếu rồi. Nào ngờ, tờ di chúc bà trao cho cô con gái lúc hấp hối lại một lần nữa khiến bà không thể an giấc ngàn thu. Trong tờ di chúc, bà Tý để lại toàn bộ đất và nhà cho cô con gái hy vọng vợ chồng cô sẽ chăm sóc, giữ gìn làm chỗ thờ cúng lâu dài sau này cho bố mẹ.

Bà Tý mất được 100 ngày thì Phúc về tuyên bố bán nhà. Chị Hường (con gái bà Tý) không đồng ý với em trai. Phúc nghe vậy thì dọa dẫm bảo chị gái lấy chồng không có quyền ngăn cản. Sợ thằng em trai làm càn, chị đưa di chúc của mẹ ra. Phúc gạt phăng tờ di chúc bảo rằng không có chuyện con trai đang sống sờ sờ mà con gái đã đi lấy chồng lại về hưởng gia sản. Mặc kệ chị gái phản đối, Phúc vẫn gọi người bán nhà. Biết chị Hường mới là người nắm giấy tờ đất nên những người tìm đến mua đều bỏ cuộc.

Thấy chuyện không xong, Phúc làm đơn kiện chị Hường ra tòa, bảo chị Hường nhân lúc bà cụ Tý không sáng suốt thì bắt ký di chúc hòng cướp tài sản của bố mẹ để lại. Phúc cũng nhấn mạnh trước Toà, mảnh đất và ngôi nhà ấy trước kia không có giá trị mấy, nhưng từ khi có con đường của khu công nghiệp chạy qua nó liền tăng giá vùn vụt. Vợ chồng chị Hường muốn chiếm đoạt tài sản nên bịa chuyện di chúc, bởi xưa này bà cụ Tý không biết chữ.

Đau đớn trước lời bịa chuyện vu khống của đứa em trai bất hiếu, nói thật nếu không vì muốn giữ chỗ hương khó cho ba mẹ thì chị Hưởng chẳng giữ làm gì mảnh đất ấy. Nhưng vì biết, nếu mà trao vào tay em mình ngày nào là ngày ấy ông bà tổ tiên sẽ mất chỗ hương khói ngay. Thế nên chị Hường mới quyết ra Toà giữ bằng được mảnh đất và ngôi nhà bố mẹ để lại.

Kết thúc phiên Toà mảnh đất và ngôi nhà thuộc về chị Hường. Đó là cái kết mà đứa con trai bất hiếu phải nhận lấy!

Xem thêm: Quà quê của bố mẹ - Câu chuyện nhân văn xúc động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Làm bố mẹ tuồi già khổ thật, giữ tiền thì sợ khi mất con không biết, đưa tiền thì con lại tiêu hết. Đúng là ở đời không cái dại nào giống cái dại nào.

Cái dại của người làm bố mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nhớ về những kỷ niệm với bố ngày trước, mình cũng mơ ước sẽ được như cô học trò nhỏ bây giờ, dõng dạc khoe khoang với tất cả rằng: “Bố mình là xe ôm!”.

Bố là xe ôm của đời con – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

"Ông thương lắm, cháu thiệt thòi nhiều rồi. Cháu cô gắng lên nghe, rồi sẽ ổn thôi. Ông bà yêu cháu và chắt lắm!", nghe những lời ông nói mà nước mắt cô không ngừng chảy!

Thương đứa cháu thiệt thòi – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Tranh cãi với người khác là điều không nên. Vì vậy, cổ nhân dạy bước vào tuổi trung niên, không nên tranh cãi với 3 loại người này.

Cổ nhân dạy: Bước vào tuổi trung niên chớ nên tranh giành với 3 loại người này
0 Bình luận

Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".

Cổ nhân dặn: Kẻ đại trí '2 không hỏi, 3 không tranh'
0 Bình luận

Những người có lòng tham thì lúc nào cũng thích lợi dụng người khác. Đối với họ, tình bạn chẳng là gì cả. Vì thế cổ nhân mới dặn phải tránh bằng mọi giá.

Cổ nhân dặn: 4 loại người phải 'giữ cửa', mời vào nhà y rằng gặp họa
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 18 giờ trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất