Đường đời muôn ngả, tự mình có lối, lời khó nghe xin đừng bận lòng, sống nhẹ nhàng mới là thực chất
Đôi khi, chúng ta rất khó phân định rạch ròi đúng sai trong cuộc sống. Lời thị phi của người đời, xin đừng bận lòng, chỉ cần bản thân sống thật là đủ.

Chúng ta không thể làm vừa lòng tất cả mọi người
Thế gian này, mỗi người có một cá tính riêng, có tiêu chuẩn và góc độ nhìn nhận của riêng mình. Vì thế, chúng ta không thể nào cưỡng cầu người khác phải yêu thích mình.
Trong các mối quan hệ, người đã không hợp thì lại càng không thể thuận lòng, có nỗ lực nữa cũng chỉ vậy mà thôi. Người khác không thích bạn, đó là vì hai người có duyên có nợ, nên mới không hợp với nhau.
Hãy nhớ, hoa vẫn luôn nở mặc dù cỏ dại mọc bên cạnh chúng. Cũng giống như cách chúng ta đang sống trong một thế giới, nơi có những người xung quanh rất khác biệt. Điều bạn nên làm không phải là phản ứng, mà là thích nghi và điều chỉnh bản thân.
Lời thị phi là của người, ta chẳng thể nào kiểm soát được, nhưng ta có thể kiểm soát tâm trạng bản thân. Người khác nói bạn ra sao, đó không thực sự là bạn. Con người bạn ra sao, chỉ có thể tự mình hiểu mình, đôi lúc không cần quá bận tâm người khác suy nghĩ gì.
Bạn làm việc tốt thì trong tâm mình biết, Trời đất biết. Chỉ cần trong tâm mình không hổ thẹn, thì hầu như mọi thứ đều có thể cho qua, không cần phiền muộn làm gì. Người đức hạnh, có tấm lòng ắt tự ở nơi phúc địa, không cần phong thủy mà phúc lành tự tìm đến.
Đường đời muôn ngả, tự mình có lối, lời khó nghe xin đừng bận lòng, sống nhẹ nhàng mới là thực chất. Vậy nên, bận lòng mà nghĩ, nặng lòng mà suy, cũng chẳng mang lại lợi ích gì, càng không giải quyết được vấn đề. Chi bằng hãy sống một cuộc sống chân thực của chính mình từ nội tâm.

Lời nói thị phi như hòn than nóng, hại người mà cũng hại mình
Con người chỉ mất 2 năm để học nói nhưng có thể phải mất cả đời để học cách im lặng. Người khôn ngoan hiểu rằng, lời nào nên nói ra, lời nào không nên nói ra. Lời thị phi là điều không nên nói, nói lời thị phi sau lưng người khác lại càng là hành động khó chấp nhận hơn.
Có câu: "Lời ác lạnh người sáu tháng ròng". Một lời vu khống có thể kết hàm oan cho kẻ khác, thậm chí có thể thực sự như là "giết người không dao". Người thực sự tu dưỡng sẽ hiểu được "lời nói có lợi có hại", hiểu được rằng không nên nhìn nhận vấn đề từ một phía.
Lời nói xấu truyền đi năng lượng tiêu cực, cũng mang lại "khẩu nghiệp" cho người truyền ra. Người gây ra khẩu nghiệp, không chỉ kiếp này mà ở kiếp sau, họ cũng phải gánh chịu tất cả nghiệp chướng mà bản thân mình đã gây ra.
Con người thường nhìn lỗi sai của người khác mà không nhìn nhận chính bản thân mình. Bậc trí tuệ hiểu rõ được việc nào nên làm, lời nào nên nói, có thể điều chỉnh, dàn xếp tốt các mối quan hệ, chuyển thù thành bạn, kết giao rộng rãi, khoan dung, độ lượng. Có như thế mới gặp dữ hóa lành, biến họa thành phúc mà cũng tích được phúc báo cho con cháu sau này.

Khoan dung với người khác chính là thiện đãi với bản thân mình
Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai. Mỗi người đều có những khó khăn phải đối mặt. Một người có cuộc sống như thế nào, đi con đường ra sao, người ngoài vĩnh viễn không thể hiểu rõ được tường tận. Trước khi phán xét bất kỳ ai, hãy đặt mình vào vị trí của họ để thấu hiểu.
Ta chỉ sống một lần trên đời, con đường ta bước, dù là tốt hay xấu, phúc hay họa, cũng đều là tự mình đối diện, tự mình gánh chịu.
Trong cuộc sống, đôi khi đúng và sai lại rất khó phân định được rõ, bởi vậy nhẫn một bước biển rộng trời trong, khoan dung với người cũng là thiện đãi với bản thân mình. Hãy nhớ, nhẫn dưỡng phúc, từ bi dưỡng tâm, khoan dung thì dưỡng khí.
Xem thêm: Miệng của thiên hạ còn tai của mình, đừng quan tâm đến những lời thị phi
Đọc thêm
Đời này, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân mình. Người có thể "lấy đức báo oán" mới thực sự là bậc quân tử.
Có rất nhiều điều ở đời không đáng để bạn bận tâm. Hãy học cách sống của người thông minh, rèn luyện 3 thái độ dưới đây, cuộc sống của bạn sẽ đỡ mệt mỏi hơn.
Có nhiều thứ con người không thể kiểm soát nhưng ta có thể thay đổi vận mệnh bản thân. Nếu bạn kiên trì thực hành "ba thêm ba bớt" dưới đây sẽ giúp giảm bớt tai họa, tăng phúc lộc.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.