Mong ước "biến thành chiếc điện thoại để được bố mẹ yêu thương" của bé trai khiến các bậc phụ huynh thức tỉnh

Với sự phát triển của công nghệ, chiếc điện thoại thông minh trở thành vật bất ly thân của nhiều bậc cha mẹ. Thế nhưng, là cha mẹ, chúng ta hãy nên cân đối thời gian, sắp xếp để có thể chơi cùng con nhiều hơn.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bài tập làm văn "Điều ước của con" và câu trả lời của đáng suy ngẫm

Cô giáo tiểu học sau khi dọn dẹp xong việc nhà bếp núc buổi tối, bắt đầu ngồi vào bàn chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, tay cầm điện thoại, đang cố gắng phá vỡ kỷ lục của mấy trò chơi mà anh dày công nghiên cứu nhiều ngày nay. Bầu không khí yên lặng bỗng nhiên bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ.

Chồng cô quay sang thấy vợ đang rơm rớm nước mắt  nên hỏi: "Sao tự nhiên em lại khóc? Có chuyện gì à?".

Người vợ vẫn chưa thể kìm nén được xúc động: "Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 3, viết về chủ đề 'Điều ước của con'...".

Người chồng trên tay vẫn cầm điện thoại, mắt không rời khỏi màn hình, tiếp tục hỏi vợ: "Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em lại khóc".

"Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc", người vợ nói.

Anh chồng không giấu nổi sự tò mò, ngẩng mặt lên hỏi vợ đầy ái ngại: "Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?".

Lúc này, người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn lăn trên gò má: "Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con.

Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động".

dien-thoai-thong-minh-khien-cha-me-va-con-cai-tro-nen-xa-cach-1

Người chồng lắng nghe xong bài văn, dừng lại vài giây, rồi hỏi vợ: "Trò nào viết bài này vậy em?"

Cô nghẹn ngào quay sang nhìn chồng, với cặp mắt đầy nước, trả lời: "Con trai của chúng ta".

Lời trách móc của bé trai: “Mẹ thương điện thoại hơn con”

Câu chuyện "Mẹ thương điện thoại hơn con" khiến bất kỳ bậc phụ huynh nào - những người ngày ngày cầm điện thoại trên tay không rời - phải thực sự suy ngẫm.

Khi cậu con trai 8 tuổi nhiều lần nói con không đi học để mẹ khỏi ôm điện thoại kiếm tiền. Vài lần đầu, tôi cho rằng con chỉ đang làm nũng để được tôi quan tâm hơn. Và rằng, tôi làm nhiều việc cần đến điện thoại thì mới có thể lo cho con học hành, cái ăn cái mặc, mua đồ chơi, mua thuốc, đi du lịch... Tất cả đều nhờ đến chiếc điện thoại, thì làm sao mà tôi có thể rời xa nó được.

Thật ra, đó là suy nghĩ bao biện cho việc nghiện điện thoại của mình. Với tính chất công việc của một nhân viên trực điện thoại cho công ty thảo dược, không nhất thiết lúc nào tôi cũng phải cầm điện thoại trên tay như thế.

Con tôi có lần phản ứng, bảo rằng sẽ không ăn, không đi học, không uống thuốc, không cần đi du lịch, để mẹ không phải cầm điện thoại kiếm tiền. Con tôi bảo chỉ cần mẹ chơi cùng nhưng những đồ chơi của con, hay trò con thích chơi, tôi lại chẳng thể chơi cùng được.

Dù con trai gợi ý cho tôi cách để có thể cùng chơi với con, nhưng tôi vô cùng uể oải, nhanh chán nản vì cứ bồn chồn trong lòng, nghĩ xem liệu bạn bè đã thích ảnh tôi đăng nhiều chưa, đã bình luận gì về dòng trạng thái tôi đăng. Rồi tôi tự hỏi trong đầu, không biết khách có nhắn tin cho tôi không? Nếu tôi trả lời tin nhắn muộn sẽ bị sếp trách móc. Tôi lại nhớ ra còn mấy việc chưa hoàn thành nữa. Vậy là tôi lại bấm cái điện thoại liên tục, mặc con trai buồn bã trách yêu: "Mẹ lại thương điện thoại hơn con rồi".

Những ngày sau đó, tôi nhận ra, con đi học về không vui vẻ cười đùa với tôi nữa mà đi thẳng vào trong phòng, lấy quần áo đi tắm xong bật tivi, mở tủ lạnh lấy bánh ăn. Con tự lập thế, tuy căn nhà hơi im lặng nhưng tôi cảm thấy thoải mái, không bị làm phiền, không bị con bắt phải chơi cùng, tha hồ lướt Facebook. Đến bữa ăn, không còn cảnh con phụ mẹ nấu nướng, đồ ăn đã có quán giao tận nhà.

dien-thoai-thong-minh-khien-cha-me-va-con-cai-tro-nen-xa-cach-2

Một ngày, tôi bất chợt thèm nghe tiếng con nói, tay cầm điện thoại, tôi hỏi: "Sao mấy hôm nay con chim sơn ca của mẹ không hót nữa nhỉ?".

Con tôi trả lời khiến tôi hốt hoảng: "Con chim sơn ca đó bị mẹ bỏ rơi rồi nên nó không hót nữa đâu".

Tôi vội rời điện thoại, tiến đến ôm con vào lòng, thủ thỉ: "Mẹ bận việc để kiếm tiền mua đồ cho con mà".

Lúc này, cu cậu khóc lu loa lên sau bao ngày dồn nén thì phải: "Con đã nói con không cần ăn, không cần mặc, không cần đi học... con chỉ cần mẹ thôi. Con và điện thoại ai quan trọng hơn với mẹ?".

Lời nói của con trai khiến tôi xúc đội khóc theo. Kể từ hôm đó, tôi đặt mục tiêu cho bản thân, phải cai điện thoại ít nhất sáu mươi phút mỗi ngày để cùng con trải nghiệm quãng đời thơi ấu. Tôi lo lắng, nếu để con tự mình trải qua những cảm xúc tuổi thơ mà không có mẹ đi cùng, sau này tôi sẽ phải hối hận nhiều điều.

Ôm con thật chặt, lau nước mắt cho con, tôi tự hứa sẽ bỏ hẳn điện thoại một tiếng sau khi con đi học về, để có thể dành thời gian lắng nghe con kể về những điều đã xảy ra ở trường lớp, nghe con hát líu lo và hai mẹ con cùng nhau nấu ăn. Con trai thấy vậy vui mừng đến nỗi nhảy bật lên, không quên dặn tôi đừng nuốt lời.

Với sự phát triển của công nghệ, chiếc điện thoại thông minh trở thành vật bất ly thân của nhiều bậc cha mẹ. Đây được coi là công cụ kiếm tiền hữu ích của nhiều người. Thế nhưng, là cha mẹ, chúng ta hãy nên cân đối thời gian, sắp xếp để có thể chơi cùng con nhiều hơn. Khi các bậc cha mẹ không cố tình làm tổn thương con hoặc không nhận ra tác hại trong những việc họ đang làm, thì sự xa cách vô hình của cha mẹ sẽ để lại vết sẹo tinh thần, làm tổn thương trẻ trong suốt quãng thời gian sau đó. Chúng ta hãy thay đổi chính mình trước khi muốn thay đổi con cái.

Xem thêm: 3 nguyên tắc vàng dạy con tài giỏi thành bậc kỳ tài của Tào Tháo

Đọc thêm

Mùa thi 2021 đã kết thúc và đó cũng là lúc cô giáo Đặng Thị Thắm thở phào khi đã cùng các "đồng đội" làm hết khả năng để đồng hành cùng sĩ tử vượt qua kỳ thi giữa thời điểm đại dịch hoành hành.

Hành trình 7 năm nấu cơm 0 đồng tặng sĩ tử và thông điệp yêu thương giữa mùa dịch của cô giáo tiểu học cùng bạn bè
0 Bình luận

Ngày 10/7/2021 – Tổ chức World Vision Việt Nam phối hợp cùng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Cha mẹ bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero - Giải quyết mâu thuẫn là Hero" tại Hà Nội.

Cha mẹ bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero - Giải quyết mâu thuẫn là Hero
0 Bình luận

Câu chuyện dưới đây quả thực là điều kỳ diệu khó tin đã xảy ra giữa đời thường. Nhiều người cho rằng nên đặt tên cho câu chuyện này là "phép màu từ bài hát của người anh trai".

Phép màu từ bài hát của anh trai: Đừng bao giờ 'buông tay' trong cuộc chiến giành lại người mình yêu thương
0 Bình luận

Sau vụ tai nạn giao thông trước đây, ca sĩ Sĩ Luân nhận ra tầm quan trọng của hình hài mình có được. Anh hiểu được đây là cơ thể do cha mẹ ban cho, hãy quý trọng và đáp trả công ơn này bằng tất cả những gì mình có thể.

Ca sĩ Sĩ Luân: Hãy trân trọng những khoảng khắc bên cha mẹ
0 Bình luận


Bài mới

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 giờ trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 giờ trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đề xuất