Để hết tài sản cho hàng xóm – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm

Khi biết lý do bố để hết tài sản cho anh hàng xóm, các con vừa sửng sốt vừa hối hận khôn nguôi vì hành động sai lầm của mình.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia đình tôi có 2 anh em, tuy quê ở Khánh Hòa nhưng anh em tôi mỗi người sống ở một tỉnh thành khác nhau. Anh tôi sống ở TP Hồ Chí Minh, sau khi tốt nghiệp đại học thì anh đi làm rồi lấy vợ sinh con, lập nghiệp ở đấy. Còn tôi lấy chồng ở Quảng Bình, được cha mẹ chồng cho đất ở đây nên vợ chồng tôi xây nhà riêng, ổn định cuộc sống.

Do ở xa nên gia đình tôi chỉ tập trung, sum họp vào các kỳ lễ lớn hoặc Tết Nguyên Đán. Với tôi mà nói, đó là khoảng thời gian hạnh phúc, thoải mái nhất khi được sống trong sự yêu thương và chăm sóc của bố mẹ.

Mỗi lần về quê, thấy bố mẹ ngày càng già, lại chỉ có 2 ông bà lủi thủi chăm sóc nhau, tôi lại chạnh lòng xót xa mà không thể làm gì khác được. Thương ông bà, tôi cũng chỉ biết gửi tiền để ông bà tiêu vặt, mua thuốc men uống. Còn chuyện chuyển về quê sống luôn với bố mẹ, tôi không làm được. Vì chồng tôi là con trai duy nhất, nên cũng phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ chồng.

Tuần trước, bố mẹ gọi anh em tôi về nhà có việc. Bố nói dạo gần đây sức khỏe của ông yếu đi thấy rõ. Chuyện là 2 tháng trước, ông bị té ngã khi đang làm đồng, cũng may có anh hàng xóm đưa vào viện kịp thời nên không có vấn đề gì nghiêm trọng. Mẹ tôi lớn tuổi, lại bị huyết áp cao nên không thể vào viện chăm sóc ông được. Vợ chồng anh hàng xóm thấy vậy nên bảo mẹ tôi ở nhà, họ tự thu xếp công việc để chạy tới chạy lui, vừa chăm bố tôi, vừa phụ ông việc đồng áng.

De-het-tai-san-cho-hang-xom-cau-chuyen-gia-dinh-dang-ngam

Nghe bố bị té, tôi lo lắng vô cùng. Tôi hỏi tại sao bố không báo cho anh em tôi biết để về chăm sóc? Ông thở dài, bảo không muốn chúng tôi lo lắng và cũng biết chắc là chúng tôi sẽ không thể về ngay được. Thời gian nằm viện, thấy sức khỏe của mình không còn tốt, nên ông đã nghĩ rất kỹ đến việc phân chia tài sản. Gia đình tôi tuy ở nông thôn nhưng đất đai rất rộng, ruộng rẫy nhà tôi còn có giá trị cao vì có đường bê tông chạy qua.

Bố hỏi anh em tôi có ai muốn về sống chung với bố mẹ không? Người nào về quê ở với ông bà thì sẽ nhận hết tài sản, đất đai. Anh tôi nghe vậy thì từ chối ngay vì anh ấy đã có cơ ngơi vững chắc ở thành phố. Hơn nữa công việc của 2 vợ chồng rồi chuyện học hành của các con đã ổn định nên không thể về quê được. Anh ấy muốn nhường tài sản lại cho vợ chồng tôi. Mà chúng tôi cũng không thể về được, vì cha mẹ chồng nhất quyết không đồng ý cho gia đình tôi về quê. Chồng tôi càng không thích cuộc sống ở rể.

Nghe vậy, bố tôi trầm tư một lúc rồi nói ra quyết định của mình. Ông bảo anh hàng xóm gần nhà rất tốt bụng, nhiệt tình nhưng cuộc sống khó khăn. Anh ấy thường sang giúp đỡ bố mẹ, nhất là những khi ông bà ốm đau mà không đòi hỏi bất kỳ thứ gì. Đợt bố bị té ngã, nếu không có vợ chồng anh ấy chăm sóc thì bố mẹ cũng không biết phải xoay sở làm sao? Giờ bố sẽ nhận anh hàng xóm làm con nuôi và để hết tài sản cho vợ chồng anh ấy.

Anh em chúng tôi nghe vậy thì bàng hoàng nhìn nhau, không thể nào tin nổi bố mẹ lại có ý định giao hết tài sản cho người lạ. Anh em tôi không thể về quê được nhưng vẫn sẽ tìm mọi cách để hoàn thành trách nhiệm chăm sóc ông bà. Tại sao bố mẹ lại có thể đưa ra quyết định quá oái oăm như vậy?

Hiện giờ, vì chúng tôi không đồng ý nên chuyện chia tài sản vẫn chưa xong xuôi. Bố mẹ thấy vậy suốt ngày than trách con cái bất hiếu, không muốn chăm sóc cha mẹ già yếu mà lại muốn nhận tài sản, đất đai. Anh em tôi bị đặt vào thế khó khăn mà không biết phải làm sao cho hợp lý?

Theo Phụ nữ mới

Xem thêm: Nơi “trú ẩn” tuổi già – Câu chuyện đáng ngẫm

Đọc thêm

Lương hưu của bố có 17 triệu/tháng, vậy mà 10 năm ông để ra được 170 triệu tiền tiết kiệm. Biết tin tôi trằn trọc mãi không ngủ được vì thương bố.

Tiền tiết kiệm của bố - Câu chuyện gia đình cảm động
0 Bình luận

Theo người xưa, bếp to hay nhỏ không quan trọng nhưng phải nhớ rằng, nếu trong bếp đảm bảo "3 không" thì gia chủ sẽ giàu có 3 đời.

Người xưa dặn: Bếp 3 không gia đình giàu có 3 đời
0 Bình luận

Trong lúc 3 em trai trách bố mẹ thiên vị khi chia tài sản, tôi chỉ lặng lẽ gửi một tấm ảnh vào nhóm chat, tất cả đều xin lỗi.

Tấm ảnh nối tình thân – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Nhiều người giàu dù đã thoát nghèo, trở nên thành công vẫn duy trì lối sống tằn tiện, tuy tưởng là nghịch lý nhưng lại là bí quyết giúp họ luôn giàu có.

Nghịch lý người giàu sở hữu tài sản kếch xù vẫn sống tằn tiện, người thường thì không!
0 Bình luận

Từ 50.000 USD đầu tiên vay của bố vợ, nhà đầu tư Shelby Davis đã thành công biến số tiền đó thành khối tài sản gần 1 tỷ USD.

6 bí kíp của nhà đầu tư huyền thoại từng nhân tài sản lên gấp 18.000 lần: Muốn làm giàu, còn không mau áp dụng
0 Bình luận

Thực tế, so với các loại hình đầu tư khác, vàng luôn là lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư để tích trữ tài sản.

Chuyên gia lý giải vì sao nhà đầu tư luôn chọn vàng làm tài sản tích trữ
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất