Để con chịu khổ: Bí quyết giáo dục của cha mẹ khôn ngoan
Người xưa có câu: Nghèo không được nghèo giáo dục, khổ không được khổ con cái. Tuy nhiên, nuông chiều quá mức sẽ biến con thành bất hạnh.

Năm 2018 tại Trung Quốc từng xảy ra một vụ án chấn động. Kẻ sát nhân máu lạnh là Yang Mou 32 tuổi, từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vị Hà tại Thiểm Tây. Là con một trong gia đình, Yang Mou được cha mẹ hết mực nuông chiều từ nhỏ. Đến khi ra xã hội bươn trải, Yang Mou mới thấy cuộc sống không hề dễ dàng. Tuy nhiên, hắn ta vẫn luôn nghĩ cách kiếm tiền nhanh nhất có thể.
Một ngày, Yang Mou mua bảo hiểm cho cha mẹ. Bảo hiểm này gồm cả thương tật cao và tai nạn ngoài ý muốn. Sau đó, đứa con bất hiếu này đã nấu cho bố mẹ mình món thịt bỏ rồi bỏ thêm nitrite vào trong. Tuy nhiên, vì thương con nên bố mẹ dành hết thịt bò cho con trai. Kế hoạch không thành, Yang Mou tiếp tục bỏ nitrite vào nước cho bố mẹ uống. Nhìn cha mẹ vật lộn đau đớn, hắn ta tiếp tục mở bình xăng, tạo hiện trường giả thành vụ tử vong do ngộ độc khí.
Nguyên nhân vụ án là sự mất nhân tính của Yang Mou. Tuy nhiên, nhìn xa xôi hơn, nguyên nhân còn do tình yêu thương, nuông chiều quá mức của cha mẹ Yang Mou. Yang Mou quen được cha mẹ bao bọc, muốn gì có nấy. Đến khi ra ngoài xã hội thấy khó khăn vất vả liền không chịu được, hắn ta đã nghĩ ra cách ác độc để kiếm tiền.

Nhà triết học Pháp Jean-Jacques Rousseau từng nói: “Bạn có biết phương pháp nào biến con thành bất hạnh hay không? Đó chính là chiều theo ý con”. Không có đứa trẻ nào sinh ra đã hiểu chuyện, quan trọng ở cách giáo dục của cha mẹ mà thôi. Ngày nay, nhiều gia đình nuôi dưỡng con theo phương châm: Nghèo không được nghèo giáo dục, khổ không được khổ con cái. Vì thế, dù nghèo khó họ cũng quyết không để con cái phải chịu khổ. Tuy nhiên, những gia đình có điều kiện lại giáo dục ngược lại, họ muốn con cái mình phải “chịu khổ” để lên người.
Từ nhỏ, nữ doanh nhân thành đạt Dong Mingzhu đã tập trung nuôi dưỡng tinh thần vượt khó cho con trai. Thay vì đưa đón con đi học, bà để con tự đi xe buýt. Một ngày, đợi mãi không thấy con về ăn cơm, khi con về Dong Mingzhu hỏi nguyên nhân. Con trai đáp rằng: Vì đợi chuyến xe không có điều hòa chỉ mất 1 đồng, cậu đã đợi hơn nửa giờ. Nghe xong, bà gật đầu cảm thấy con trai đã trưởng thành.
Khi lớn lên, cậu nói với Dong Mingzhu rằng: “Mẹ có thể bắt đầu từ hai bàn tay trắng, con cũng có thể”. Dù gia cảnh giàu có, con trai bà vẫn làm luật sư với mức lương chưa đến 6.000 tệ/tháng, lái chiếc xe rẻ tiền, ở nhà thuê. Tuy nhiên, cậu vẫn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái.

Hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là như nhau. Nếu thương con, bố mẹ nên giáo dục con đúng cách. Đừng nuông chiều quá mức, cho con hết những gì con muốn. Hãy để chúng tự tìm kiếm, trải nghiệm và khám phá. Thời gian đầu rèn tính tự lập cho con có thể sẽ vất vả, nhưng bố mẹ cần kiên trì. Tất cả các kỹ năng chỉ là con số 0 nếu không được thực hành. Ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy để con làm những điều sau:
Dạy con làm việc nhà
Từ 2-3 tuổi, trẻ đã có thể làm việc nhà. Hướng dẫn con giúp đỡ việc gia đình từ sớm sẽ giúp con có thêm kỹ năng sau này. Trẻ sẽ hiểu được nhiệm vụ này là một phần trong cuộc sống, mỗi người đều có trách nhiệm ngang nhau. Cha mẹ nên giáo dục, để con “chịu khổ” càng sớm càng tốt
Dù lúc đầu con còn bỡ ngỡ, cha mẹ cũng đừng quên khen thưởng những nỗ lực của con. Điều này giúp trẻ tự tin hơn.
Để con tự thực hiện nhu cầu cá nhân

Những việc như tắm rửa, đánh răng, súc miệng, thay quần áo… hãy để con tự làm sớm nhất khi còn có thể. Hãy thiết lập theo trình tự để con có thể tự quản lý việc chăm sóc cá nhân. Ví như, trước khi đi ngủ, con phải trải giường, đánh răng, súc miệng, thay quần áo, nghe bố mẹ đọc sách… Đừng làm thay con những gì con có thể tự làm được.
Hướng dẫn con chi tiêu đúng cách
Không bao giờ là quá sớm để dạy con chi tiêu đúng cách. Bố mẹ hãy giúp trẻ nhận thức giá trị của từng món đồ, bao gồm những món đồ xa xỉ không cần thiết mà con muốn có.
Để làm gương cho con, bố mẹ cần chi tiêu hợp lý, không phung phí tiền bạc vào những thứ vô bổ. Giáo dục con đúng cách, không cho con quá nhiều vật chất. Để con “chịu khổ” là cách để con trưởng thành, độc lập.
Xem thêm: Muốn con cứng cỏi tự tin, bố mẹ nên thường xuyên sử dụng 9 cụm từ này hàng ngày
Đọc thêm
Bố mẹ sinh thành, nuôi nấng, hi sinh tất cả vì con cái. Theo thời gian, họ sẽ già đi, đôi mắt không còn sáng, đôi chân không còn nhanh nhẹn như trước.
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách của con. Để con tự tin, cứng cỏi, bố mẹ nên thường xuyên sử dụng 9 cụm từ này hàng ngày.
Sau khi được cha mẹ người Đức nhận nuôi, cậu bé mồ côi Sóc Trăng Philipp Roesler đã đổi đời ngoạn mục, trở thành Phó Thủ tướng Đức.
Ngày nay, nhiều ông bố bà mẹ vì bận rộn công việc mà không có thời gian quan tâm con cái. Họ còn mang áp lực công việc về, nổi nóng và trút giận lên con trẻ.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.