"Sau này con sẽ cùng bố mẹ tập đi": Câu chuyện khiến triệu người xúc động
Bố mẹ sinh thành, nuôi nấng, hi sinh tất cả vì con cái. Theo thời gian, họ sẽ già đi, đôi mắt không còn sáng, đôi chân không còn nhanh nhẹn như trước.

Người xưa có câu: “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Tình cảm, công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ vô cùng to lớn, không thể nào đong đếm nổi. Nếu mẹ là người mang nặng đẻ đau, chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ thì ba lại là người nâng niu, truyền cho con ý chí, nghị lực, kinh nghiệm vào đời. Bố mẹ luôn dang rộng vòng tay đón con trở về, dìu dắt và chở che khi con yếu lòng, vấp ngã.
Theo thời gian, con cái lớn lên thì bố mẹ sẽ già đi, đôi mắt không còn sáng, đôi chân không còn nhanh nhẹn như trước. “Sau này con sẽ cùng bố mẹ tập đi”: Câu chuyện về lòng hiếu thảo khiến nhiều người không cầm được nước mắt:
Tôi là đứa trẻ thiếu may mắn khi sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi mẹ từ nhỏ. Nhưng bù lại, tôi có một người cha tuyệt vời. Nhà chỉ có 3 bố con, em trai tôi học lớp 4 còn tôi lớp 7. Nhà tôi rất nghèo, đặc biệt sau khi mẹ đổ bệnh, mọi chi phí chạy chữa cho mẹ đã khiến kinh tế gia đình tôi kiệt quệ.

Bố nuôi chúng tôi vô cùng cực khổ. Tuy nhiên, ông không bỏ cuộc, luôn dạy chúng tôi phải vượt lên hoàn cảnh. Sau này, khi tôi tốt nghiệp đại học, đi làm và mua được nhà. Càng kiếm được nhiều tiền, thời gian tôi dành cho bố càng ít. Bố ngày càng già, tóc bạc trắng, lưng cũng đã còng.
Cho tới một ngày trở về nhà, tôi phát hiện bố bị ngã. Lúc ở viện, bác sĩ nói bố bị đột quỵ. Khi ra viện, cần đỡ ông tập đi nếu không sẽ liệt nửa người. Từ đó, tôi trở thành đôi chân của bố, dìu ông từng bước. Thêm một lần nữa, bố dạy tôi về sự kiên cường, không được bỏ cuộc dù chuyện gì xảy ra.

“Hiếu” là đạo nghĩa lâu đời nhất mà mỗi người đều trân trọng và thực hiện. Công cha nghĩa mẹ lớn vô kể, công sinh thành, giáo dưỡng của bố mẹ không gì có thể đong đếm hết. Bố mẹ chẳng mong muốn gì cao sang, chỉ mong con trưởng thành, sống an yên, có tình có nghĩa.
Là con cái, cần đặt chữ hiếu lên đầu. Suốt đời phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, kính trọng và phụng dưỡng họ khi về già. Có hiếu với bố mẹ qua những lời ăn tiếng nói và việc làm cụ thể, phấn đấu học hành, trở thành người có ích, sống chan hòa, yêu thương mọi người.
Thường bố mẹ già yếu thường mặc cảm bản thân là gánh nặng khi bắt con gái chăm sóc. Vì thế, họ hay buồn bực, tự ti, mất dần động lực vui sống. Con cái nên thường xuyên khuyến khích, trò chuyện, động viên bố mẹ lạc quan hơn.

Cuộc sống ngày càng xô bồ, bận rộn. Nhiều khi mọi người quên mất giá trị quan trọng trong cuộc đời. Là con cái, dù bận mải thế nào cũng đừng quên nghĩa vụ của mình. Dù bố mẹ có ốm đau, bệnh tật cũng phải thật kiên nhẫn, yêu thương và chăm lo chu đáo. Chỉ như thế, chữ “hiếu” mới thật sự vẹn tròn.
Tình cảm gia đình là tình cảm bất diệt, thiêng liêng nhất với mỗi người. Không ai lớn lên, trưởng thành mà không có bàn tay bố mẹ. Phận làm con, hãy để chữ hiếu lên đầu: “Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu/ Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”.
Xem thêm: Muốn con cứng cỏi tự tin, bố mẹ nên thường xuyên sử dụng 9 cụm từ này hàng ngày
Đọc thêm
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách của con. Để con tự tin, cứng cỏi, bố mẹ nên thường xuyên sử dụng 9 cụm từ này hàng ngày.
Sau khi được cha mẹ người Đức nhận nuôi, cậu bé mồ côi Sóc Trăng Philipp Roesler đã đổi đời ngoạn mục, trở thành Phó Thủ tướng Đức.
Ngày nay, nhiều ông bố bà mẹ vì bận rộn công việc mà không có thời gian quan tâm con cái. Họ còn mang áp lực công việc về, nổi nóng và trút giận lên con trẻ.
Buông tay để con lớn khôn trưởng thành, bởi cha mẹ không thể lúc nào cũng bên cạnh che chở, bảo vệ con được. Con cần phải trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng của mình.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.