Dạy và học – Câu chuyện ý nghĩa về cách giáo dục của một thiên tài
“Dạy và học” là câu chuyện ngắn giúp chúng ta nhận ra nhiều bài học lớn trong việc dạy và học hiện nay. Nếu muốn phát triển, trở thành một người tài ba thì đừng chỉ biết dạy và học một cách thụ động theo sách vở.

Câu chuyện “Dạy và học”
Có một đề thi vật lý trong trường đại học như sau: “Hãy xác định chiều cao của một cao ốc bằng một cái phong vũ biểu”.
Một sinh viên bị đánh trượt vì lời giải: “Buộc một sợi dây vào chiếc phong vũ biểu, sau đó thả từ tầng thượng cao ốc xuống mặt đất. Độ dài sợi dây cộng với chiều dài của chiếc phong vũ biểu sẽ là chiều cao của tòa nhà”.
Khi sinh viên đó đề nghị phúc khảo, nhà trường cho rằng đáp án của anh ta thực ra rất đúng nhưng chưa áp dụng kiến thức vật lý nào. Vì thế, trường quyết định cho học sinh đó 10 phút để thi lại, sau đó vấn đáp trực tiếp với hội đồng chấm thi.

Trong 9 phút đầu cậu sinh viên ngồi im lặng suy nghĩ và viết. Khi giáo viên nhắc rằng thời gian đã gần hết, cậu trả lời:
“Cách thứ nhất: Nếu cao ốc có một cái thang thoát hiểm bên ngoài, có thể áp cái phong vũ biểu rồi vạch phấn lên tường từng phát từ mặt đất lên tầng thượng. Chiều cao tòa nhà bằng tổng số vạch phấn nhân với chiều cao cái phong vũ biểu. Cái này thì học sinh cấp 1 cũng tính được.
Cách thứ hai: Nếu đang có nắng, các thầy có thể đo chiều cao của cái phong vũ biểu, sau đó đặt thẳng đứng và đo bóng đổ của nó. Sau đó, lại đo chiều dài bóng đổ của toàn nhà. Rồi áp dụng công thức tính hình tam giác đồng dạng để tìm ra chiều cao của tòa nhà. Cái này chắc học sinh cấp 2 cũng tính được.
Cách thứ ba: Các thầy có thể mang cái phong vũ biểu lên trên tầng thượng, thả nó xuống và bấm giờ khi nó rơi chạm đất. Chiều cao của tòa nhà bằng ½ gia tốc trọng trường nhân với thời gian rơi bình phương. Em nghĩ cái này học sinh cấp 3 nào cũng làm được. Nhưng theo em các thầy không nên làm thế, phong vũ biểu sẽ bị vỡ nát như vậy rất lãng phí.
Cách thứ tư: Nếu các thầy chỉ đơn thuần muốn một cách tính truyền thống và tẻ nhạt cho câu hỏi này, thì tất nhiên có thể dùng cái phong vũ biểu để đo áp suất khí quyển tại nóc nhà và tại mặt đất. Sau đó, quay đổi theo công thức từ milibar sang mét để có chiều cao của tòa nhà này. Điều này giống hệt cách dạy và học mà hàng năm các thầy truyền thụ lại cho sinh viên.
Cách thứ năm: Các thầy có thể buộc một sợi dây ngắn vào các phong vũ biểu, đu đưa nó giống như con lắc. Trước hết là ở mặt đất, sau đó là ở trên tầng thượng. Chiều cao tòa nhà được tính bằng các tính toán dài và phức tạp mà các thầy chưa chắc đã hiểu được, thế nên em đã viết sẵn trong tập giấy này.
Cách thứ sáu: Chẳng cần phải học bất kỳ trường lớp nào, bất cứ ai cũng có thể gõ cửa và hỏi chính người chủ toàn nhà “Tôi sẽ tặng ngài chiếc phong vũ biểu này, ngài cho tôi biết chiều cao của tòa nhà được chứ?”.

Bạn có ấn tượng với câu trả lời của cậu sinh viên này không? Đó thực ra là Niels Henrik David Bohr thời còn đi học, ông là nhà vật lý đặt nền tảng cho lý thuyết cấu trúc nguyên tử và cơ học lượng tử đoạt giải Nobel Vật Lý vào năm 1922.
Câu chuyện ngắn này cho chúng ta nhận thức sâu sắc về cách dạy và học theo sách vở đã trở thành lối mòn của hầu hết nền giáo dục hiện nay. Thử hỏi xem, liệu có bao nhiêu giáo viên sẽ hướng được cho học sinh của mình cách tư duy như thế? Hay đa phần chỉ đọc vẹt, dạy vẹt…
Xem thêm: Thăng quan tiến chức – Câu chuyện sâu sắc đầy thâm thúy
Đọc thêm
“Mẹ và tôi” là câu chuyện ngắn nhân văn, giản dị nhưng lại ẩn chứa bài học sâu sắc khiến nhiều người phải suy ngẫm.
“Hạt giống nhân quả” là câu chuyện nhân văn, giúp bạn nhận ra nhiều bài học trong cuộc sống. Gieo nhân nào gặt quả ấy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận lại điều tốt đẹp!
“Thăng quan tiến chức” là câu chuyện ngắn thâm thúy, sâu sắc khiến người đọc phải nở nụ cười châm biếm, sâu cay.
Tin liên quan
"Mẹ nói học toàn điểm 9, 10 mới kiếm được nhiều tiền, không thì ra đường bán vé số" - câu nói vô hình chung tạo ra áp lực cho hàng triệu đứa trẻ.
"Chú có biết mật khẩu điện thoại của mẹ cháu không? Những người quen ai cũng biết mật khẩu của mẹ" - câu hỏi nhanh trí của bé gái đã khiến bọn bắt cóc "toát mồ hôi", nhanh chóng bỏ chạy.
“Bài học làm người” là câu chuyện nhân văn từ vị thầy giáo giàu lòng yêu thương khiến nhiều người không khỏi xúc động và sinh lòng kính trọng.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.