Thăng quan tiến chức – Câu chuyện sâu sắc đầy thâm thúy
“Thăng quan tiến chức” là câu chuyện ngắn thâm thúy, sâu sắc khiến người đọc phải nở nụ cười châm biếm, sâu cay.

Câu chuyện “Thăng quan tiến chức”
Ếch hỏi Ốc: “Cậu vừa xấu, vừa chậm, lại học hành kém hơn tớ nhưng sao cậu cứ được thăng quan tiến chức ầm ầm thế. Còn tớ cứ mãi ngồi đáy giếng?”
Ốc nghe vậy, thủng thẳng đáp: “Mặc dù cậu rất đẹp, thông minh, nhanh nhẹn, ngoại hình đẹp, phụ nữ nhìn thấy cậu thì chết mê chết mệt. Nhưng con đường quan lộ của cậu lại không thể thăng tiến hay làm to được, bởi:
Thứ nhất: Chỉ ngồi đáy giếng nên cậu hay coi trời bằng vung.
Thứ hai: Cậu làm gì cũng nhảy chồm chồm lên, không có tính toán mưu sâu kế hiểm gì, kể cả mưu hèn kế bẩn cũng chẳng có.

Thứ ba: Cậu chết ở cái mồm, lúc nào cũng ồm ộp, toang toác. Mà ở đời sẩy tay còn đỡ chứ sẩy miệng thì toi.
Thứ tư: Cả hai con mắt của cậu nữa, lúc nào cũng trố lên thao láo. Khi các vị quan trên nhỡ có làm điều gì sai trái, khuất tấc cậu cứ giương mắt ếch lên nhìn. Khi đó, người ta lại tưởng cậu đang soi mói để tố cáo thì ai mà chịu được.
Thứ năm: Ếch cùng họ hàng với nhà cóc nên thỉnh thoảng kéo nhau lên trời đi kiện. Mà quan trên thì nó cực ghét, nó thù lâu nhớ dai, những kẻ hay đâm đơn từ đi kiện tụng, tố cáo lung tung về những việc làm “khuất tất” của nhà quan.
Thử hỏi, chỉ với 5 cái tội này thì thằng nào nó còn dám “nâng đỡ trong sáng” cậu nữa mà đòi thăng quan tiến chức.

Còn tớ, tuy xấu xí, chậm chạp, học kém, bằng cấp chắp vá, kể cả nó biết tỏng tớ đi mua bằng nhưng bù lại tớ luôn sống có nguyên tắc, đó là:
Thứ nhất: Bình thường luôn ngậm miệng, biết giữ mồm giữ miệng. Cậu từng nghe cổ nhân nói “Ngậm miệng ăn tiền” chưa? Người ta mất 3 năm để học nói nhưng lại mất cả đời để học cách im lặng đấy!
Thứ hai: Đi đâu cũng đi bằng miện và hơn hết phải biết “bôi trơn” cẩn thận. Cậu có nghe câu “Ốc bò trút nhớt” bao giờ chưa? Cái bôi trơn mà tớ nói chính là con đường quan lộ đấy, hiểu không?
Thứ ba: Khi có biến phải biết chiu ngay vào cái vỏ bọc của mình, rồi ngậm chặt miệng lại để nghe ngóng hoặc lặn sâu không sủi tăm”.
Ếch nghe xong lời Ốc thì ngẩng người ra. Đến bây giờ Ếch mới hiểu ra, thì ra bấy lâu nay mình không thể thăng quan tiến chức là vì lý do này.
Đọc thêm
Trong quá trình thực hiện dự án "Chồi Việt Nam", ca sĩ Hà Anh Tuấn đã ghi lại trong tâm trí mình rất nhiều câu chuyện nhân văn, truyền cảm hứng sống. Và 1 trong số đó là chuyện về mẹ con chị Thu.
“Ở hai đầu nỗi nhớ” là một bài thơ xuất sắc, được nhiều người yêu thích nhưng rất ít ai biết được nguồn gốc của bài thơ này. Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về bài thơ tình yêu tuyệt vời này!
"Chú có biết mật khẩu điện thoại của mẹ cháu không? Những người quen ai cũng biết mật khẩu của mẹ" - câu hỏi nhanh trí của bé gái đã khiến bọn bắt cóc "toát mồ hôi", nhanh chóng bỏ chạy.
Tin liên quan
“Sự công bằng” là câu chuyện đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc, giúp bạn nhận ra được thế nào là sự công bằng thực sự ở xã hội này!
“Dòng tâm sự của một người đàn ông” là câu chuyện ngắn đầy thú vị, khiến nhiều người đàn ông phải suy nghĩ về vai trò của mình trong gia đình, đặc biệt là với vợ của mình.
“Giám đốc khu bếp” là câu chuyện nhân văn dành cho mọi gia đình, giúp người phụ nữ nhận ra rằng, hạnh phúc là do mình tự nắm lấy không phải là nương nhờ từ người khác.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.