Người xưa dặn: Đặt ảnh thờ phạm 5 đại kỵ này, gia đạo sa sút, tổ tiên trách phạt
Việc đặt ảnh thờ cũng phải tuân thủ theo đúng quy tắc phong thủy. Nếu phạm sai lầm, đại họa ắt ập đến.

1. Không tuân theo nguyên tắc nam tả, nữ hữu
Khi đặt ảnh thờ, gia chủ nên chú ý tới nguyên tắc nam tả - nữ hữu (tức là ảnh của ông đặt bên trái, ảnh của bà đặt ở bên phải ảnh của ông). Việc bố trí ảnh thờ như vậy dựa vào sự chuyển động của tự nhiên và hoạt động bên trong cơ thể con người.
Khi đứng quay mặt về hướng Nam thì mặt trời mọc bên trái (tả), lặn bên phải (hữu). Nam xung do huyết, buổi sáng can khí vượng, huyết xung. Nữ trầm bởi thận, buổi chiều thận khí khỏe. Do đó sinh ra thuyết nam tả - nữ hữu, nam dương - nữ âm, nam huyết - nữ khí, nam can - nữ thận...
Ngoài ra, có quan niệm cho rằng đặt ảnh thờ của bà bên phải ảnh của ông ngụ ý người phụ nữ là cánh tay phải đắc lực giúp chồng con.

2. Không tuân theo vai vế
Cần chú ý rằng ảnh thờ phải được đặt theo vai về của các thành viên được thờ cúng. Người có vai vế cao thì ảnh thờ đặt ở vị trí giữa và cao hơn. Người có vai vế thấp thì ảnh thờ sẽ đặt sang hai bên và thấp hơn một chút.
Nếu gia đình thờ nhiều người thì nên dùng loại bàn thờ tam cấp để tiện bày ảnh thờ, đồ thờ.
3. Không thờ ảnh chung
Mỗi người nên có một ảnh thờ riêng. Không nên dùng ảnh chung làm ảnh thờ. Khi còn sống, cụ ông và cụ bà có thể có tình cảm gắn bó khăng khít nhưng khi đã khuất, con cháu cũng không nên dùng ảnh chung làm ảnh thờ.
Việc sử dụng ảnh riêng để thờ sẽ thể hiện sự trang nghiêm tôn kính. Ngoài ra, khung ảnh thờ của các cụ cần đồng nhất về kích cỡ, kiểu dáng và phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình, cân đối với bàn thờ.

4. Không được để ảnh thờ bị nghiêng lệch
Ảnh thờ cần được để ở vị trí cố định, sắp xếp ngay ngắn. Việc để ảnh thờ nghiêng lệch thể hiện sự thiếu tôn trọng, không thành kính của con cháu trong việc thờ cúng tổ tiên.
Người ta tin rằng việc này sẽ làm ảnh hưởng đến vận trình của các thành viên trong gia đình.
5. Không được đặt ảnh thờ che lấp ảnh Phật, tượng Phật
Nếu gia chủ kết hợp thờ gia tiên và thờ Phật thì ảnh và tượng Phật phải đặt ở vị trí chính giữa, cao nhất trên bàn thờ, sau đó mới đến các ảnh thờ của gia tiên. Ảnh thờ của người thân đã khuất phải đặt ở hai bên ảnh Phật, tượng Phật và thấp hơn một chút. Ngoài ra, các ảnh thờ đều sẽ đặt sau bát hương.
(Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm)
Xem thêm: Vì sao người xưa dặn "hỉ sự không mời đừng tới, hiếu sự không gọi cũng sang ngay"?
Đọc thêm
Hơn 40 năm rồi anh mới có dịp về lại quê hương. Ngày anh đi tóc hãy còn xanh, giờ trở lại tóc đã bạc màu sương gió. Quê hương là nơi người ta không thể nào quên được, dù bôn ba bươn chải khắp bốn thương thì khi mỏi gối chồn chân, nơi người ta muốn quay về nhất vẫn là chốn cũ.
Trong nhân tướng học, nốt ruồi ở các vị trí khác nhau sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Đặc biệt, nốt ruồi trong lòng trắng của mắt báo hiệu chuyện tình yêu trắc trở, dễ có người thứ ba xen giữa, dễ chia tay...
"Con rể lên giường, nhà tan cửa nát" - câu nói này của người xưa đến nay còn đúng hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.