Vì sao người xưa nói "con rể lên giường, nhà tan cửa nát"?
"Con rể lên giường, nhà tan cửa nát" - câu nói này của người xưa đến nay còn đúng hay không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Người xưa cực kỳ chú trọng tới vấn đề lễ tiết, nếu ai cố tình phạm sẽ bị cả gia đình và xã hội khinh ghét, thậm chí là chịu những hình phạt rất nặng nề. “Con rể lên giường, nhà tan cửa nát”, đơn giản là khi vợ chồng người con gái về nhà của bố mẹ vợ, họ tuyệt đối không được ngủ trên cùng một giường, mà phải chia nhau ra ngủ riêng. Điều này vô cùng phổ biến trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Người xưa cho rằng, nêu không tuân thủ quy tắc này, gia đình có nguy cơ tan vỡ. Mặc dù việc ngủ chung sẽ "nhà tan của nát" không thể đáng tin cậy hoàn toàn, nó chủ yếu là một cách hù dọa, nhưng vẫn có nhiều người lớn tuổi chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc này.

Thời xưa, hôn nhân là vấn đề rất lớn được chú trọng. Theo phong tục, sau khi kết hôn 3 ngày, hai vợ chồng phải về nhà của bố mẹ người vợ để thăm hỏi, cũng giống như lễ lại mặt ở Việt Nam. Đây là một nghi thức đặc biệt quan trọng khi con gái lần đầu trở về nhà sau khi lấy chồng.
Người xưa cho rằng, việc tuân thủ quy tắc này là để tránh sự xấu hổ, nhưng thực tế, nhiều người cho rằng ngủ cùng một giường không có vấn đề gì. Thậm chí, một số người có suy nghĩ hiện đại hơn còn cảm thấy việc vợ chồng ngủ chung giường chứng tỏ đôi vợ chồng son sắt, yêu thương, quấn quýt nhau, đây rõ ràng chẳng phải là điềm tốt hay sao?
Vì thế ở xã hội hiện đại, quan niệm này đã không còn phù hợp, cũng không còn nơi nào duy trì. Việc vợ chồng đi đâu ngủ chung giường đã trở thành chuyện hiển nhiên và rất đỗi bình thường.
Xem thêm: Vì sao người xưa nói "có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo"?
Đọc thêm
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao người xưa luôn dặn "dù đói đến đâu cũng đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng dừng ngồi trên đùi người khác"?
Theo người xưa "Gia đình có 3 loại người, không bại cũng vong". Vậy, họ là ai?
Người xưa nói, để biết rõ mối quan hệ với những người xung quanh cứ nhìn vào 2 thời điểm: Đó là khi vui nhất và khi buồn nhất.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.