Vì sao người xưa dặn "hỉ sự không mời đừng tới, hiếu sự không gọi cũng sang ngay"?
Người xưa nói, để biết rõ mối quan hệ với những người xung quanh cứ nhìn vào 2 thời điểm: Đó là khi vui nhất và khi buồn nhất.

Hỉ sự mà người xưa nói tới ở đây là những việc vui như cưới xin, lên nhà mới, sinh nhật, liên hoan, mừng thọ, mừng tài, sinh con... Những việc vui càng trọng đại càng quan trọng. Còn hiếu sự là những việc liên quan tới chuyện buồn như tang ma, xây cất mồ mả. Trong đời người chia ly sinh tử là cuộc chia ly vĩnh viễn và đó là lần gặp cuối cùng.
Người xưa rất trọng lễ nghĩa ứng xử nên trong đời người việc tang sự và việc cưới xin rất quan trọng. Lúc tang sự ai tới với họ sẽ biết tình ra sao, lúc việc hỉ họ gọi ai mời ai sẽ biết họ trân trọng ai. Bởi thế người xưa mới dặn, khi người có việc vui nếu không mời thì mình đừng tự tới, nhưng khi nhà họ có tang sự thì không cần gọi cũng chạy sang giúp đỡ lo liệu giùm.
Vì sao hỉ sự không mời thì không tới?
Hỉ sự không mời không tới bởi nếu tới sẽ là vô duyên là thừa thãi. Hỉ sự là việc vui nên người ta đều có thời gian chuẩn bị. Bởi thế khi họ coi ai là thân thiết là quan trọng họ đều có lời mời sắp xếp. Nếu lỡ quên thì chứng tỏ mối quan hệ tưởng thân tình xưa nay lại chỉ là giả. Thế nên đừng tới nếu hỉ sự không được mời. Nếu được mời quá muộn gần giờ diễn ra hãy khéo léo từ chối.

Và lời nói này cũng nhắc nhở những người có hỉ sự cần phải cẩn thận chu toàn, bởi nếu mình sơ sểnh thì người ta sẽ không tới và mối quan hệ thân thiết bao lâu chỉ vì sơ suất mà có thể làm rạn nứt. Thế nên khi có việc vui mời khách phải rà soát danh sách kỹ càng để đừng bỏ quên ai và hãy nhớ càng người thân càng mời chỉn chu, đừng cho rằng thân thì không cần khách sáo, hơn nữa khi có hỉ sự thì mời càng sớm càng tốt, đừng để sát giờ tổ chức mới mời khách.
Vì sao hiếu sự không gọi cũng sang ngay?
Hiếu sự là việc buồn mà khó ai đoán trước được thời gian. Kể cả người già ốm lâu ngày tưởng nắm bắt được giờ mất mà hóa ra cũng không. Thế nên hiếu sự tới bất ngờ, và đau buồn nên gia chủ thường bối rối. Và đó là lúc người ta không có sự chuẩn bị, lại là việc buồn nên cần động viên. Vì thế lúc này hãy tới bên họ để động viên giúp đỡ việc hiếu. Đó là tình nghĩa, là nhân văn.

Mở rộng ra khi người ta có những chuyện buồn hoạn nạn như tai nạn ốm đau, đừng đợi họ gọi mà hãy chủ động tới động viên, nếu giúp được gì hãy giúp, nếu thấy họ khó khăn không cần họ mở lời hãy chủ động nói có thể cho họ vay tiền bạc để qua cơn hoạn nạn. Đó mới là tình nghĩa cao dày. Lúc người ta hoạn nạn đau buồn, nhiều người sẽ ngại người khác lánh xa nên lúc đó nếu ta chủ động tới với họ động viên họ sẽ giúp họ vượt qua tốt hơn.
Xem thêm: Vì sao người xưa nhắc "cửa đối diện cửa, nhà không tan cũng nát"?
Đọc thêm
"Ra ngoài gặp phải ba con vật, không đen đủi cũng tai họa" - vậy, 3 con vậy mà người xưa nhắc đến là gì?
Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, là loài hoa được ưa chuộng nhất nhì thế giới. Thế nhưng vì sao chúng lại thuộc nhóm hoa cần chú ý khi thắp hương.
Rượu và trà không chỉ là đồ uống thông thường mà còn là biểu trưng cho nét văn hóa ứng xử giao tiếp.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.