Vì sao người xưa nhắc "cửa đối diện cửa, nhà không tan cũng nát"?
"Cửa đối diện cửa, nhà không tan cũng nát" - đây là lời nhắn của người xưa liên quan đất phong thủy. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hai cánh cửa mà người xưa nhắc tới ở đây chính là “cửa ra vào nhà” và “cửa phòng tắm”.
"Luồng không khí thẳng"
Ở đâu có cửa ở đó sẽ có luồng không khí lưu thông. Khi hai cánh cửa này hướng thẳng vào nhau, luồng gió sẽ tạo thành một “hàng rào”. Về lý thuyết việc lưu thông không khí này là tốt, tuy nhiên nếu thông từ nhà tắm, nhà vệ sinh vào phòng khách lại không ổn chút nào.
Trước hết, nhà vệ sinh, nhà tắm thường là nơi xú uế, bốc mùi hôi hám, nếu mùi này mà xộc vào phòng khách thì rất kinh khủng.
Chưa kể, phòng tắm hay nhà vệ sinh thường ẩm ướt, không có ánh sáng mặt trời, vi khuẩn cũng dễ sinh sôi và lây lan.
Khi cửa phòng tắm mở, hơi ẩm và vi khuẩn trong phòng tắm sẽ theo luồng không khí bay thẳng vào toàn bộ không gian trong nhà. Gia chủ sống trong môi trường như vậy lâu sẽ dễ sinh bệnh tật.

“Không có tính thẩm mỹ”
Xét về mặt thẩm mỹ, rõ ràng hai cánh cửa này đối nhau sẽ rất xấu xí. Ngay khi mở cửa vào và bước vào phòng khách, bạn có thể nhìn thấy trực tiếp cửa phòng tắm. Hoặc nhà đang có khách mà bước từ nhà tắm, nhà vệ sinh ra mặt đối mặt cũng thật sự vô duyên.
Bất cứ ai cũng thích cảm giác bước vào cửa là nhìn thấy một khung cảnh đẹp đẽ, thoải mái. Điều này chẳng những sẽ khiến người ta cảm thấy vui vẻ, tâm tình mà còn giúp sức khỏe gia chủ ngày càng tốt hơn.
Nên khắc phụ thế nào nếu nhà bạn rơi vào tình trạng này?
Chuyển hướng nhà tắm, nhà vệ sinh
Nếu có thể thay đổi được vị trí hướng của công trình phụ, bạn có thể thực hiện nếu điều kiện, kết cấu của ngôi nhà cho phép.
Đặt bình phong hoặc làm rèm che
Bạn có thể đặt bài trí tấm rèm hoặc tủ có chiều cao che đủ 2 cánh cửa, miễn là tạo một “rào chắn” giữa hai cánh cửa này là được.
Xem thêm: Người xưa dặn: "Rung cây thì lá rụng, rung chân thì phúc bạc"
Đọc thêm
Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, là loài hoa được ưa chuộng nhất nhì thế giới. Thế nhưng vì sao chúng lại thuộc nhóm hoa cần chú ý khi thắp hương.
"Ra ngoài gặp phải ba con vật, không đen đủi cũng tai họa" - vậy, 3 con vậy mà người xưa nhắc đến là gì?
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.