Người xưa khuyên: "Đàn ông tốt không lấy vợ gai góc, phụ nữ ngoan không lấy chồng bóng bẩy"
Nhắc đến những lời khuyên chọn vợ chọn chồng, người xưa có câu: "Đàn ông tốt không lấy vợ gai góc, phụ nữ ngoan không lấy chồng bóng bẩy".

Đàn ông tốt không lấy vợ gai góc
Những cô gái được ví với hình ảnh “gai góc” thường chỉ những cô gái có ngoại hình ưa nhìn, bắt mắt. Tuy nhiên, nội tâm của họ lại vô cùng gai góc, có cá tính mạnh và khó hòa hợp.
Thiên tính của người phụ nữ là dịu dàng, thiện lương và nhu mì. Thử hỏi, nếu một người đàn ông kết hôn với một người vợ có cá tính mạnh, ương bướng, dễ giận hờn và luôn so đo hơn thua với chồng, thì hôn nhân sẽ rất khó hòa hợp, khó có được những ngày tháng yên bình.

Người ta nói: “Nam cương, nữ nhu”, phụ nữ nếu như quá mạnh mẽ, thường xuyên lấn át chồng, thế thì sẽ gây họa loạn cho gia đình, nếu thiên tính của người phụ nữ đi ngược lại với tự nhiên thì sẽ gây ra sự mâu thuẫn giữa 2 bên.
Người xưa thường dùng câu nói “Vượng phu ích tử” để ví người phụ nữ hiền đức, có lợi cho chồng, có ích cho con. Người phụ nữ hiền hòa như nước thì mới có thể chở được của cải, giúp chồng đảm việc nhà và dạy dỗ con cái thành tài. Người phụ nữ tốt không phải nằm ở ngoại hình đẹp mà là xuất phát từ vẻ đẹp từ nội tâm. Bởi vậy, người đàn ông tốt sẽ thích lấy vợ hiền dịu, chứ không lấy vợ “gai góc”.
Phụ nữ ngoan không lấy chồng bóng bẩy
Người có vẻ ngoài bóng bẩy, ăn nói khéo léo, thường là người thích khoe khoang phóng đại, nhưng thực chất lại rất lười biếng, không làm tròn trách nhiệm. Họ có vẻ ngoài dường như đẹp đẽ, nhưng bên trong lại rỗng tuếch.

Người phụ nữ nếu kết hôn với một người đàn ông “bóng bẩy”, tương lai của họ sẽ đầy bất ổn, thậm chí là nghèo đói. Hôn nhân cần sự nỗ lực và hỗ trợ từ cả hai phía, chứ không phải là vài ba câu nói khoác lác, không thực tế của người đàn ông. Bởi suy cho cùng, người đàn ông sau khi kết hôn cần phải có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là với người phụ nữ đã gửi gắm cả đời cho mình, gánh vác trách nhiệm kinh tế gia đình, phấn đầu để vợ con có được sống một cuộc sống tốt hơn. Những người đàn ông hay khoác lác thường sống rất lười biếng và vô trách nhiệm.
Thiên tính của người đàn ông vốn dĩ mạnh mẽ, sẽ yêu thương, bảo vệ, che chở và tôn trọng vợ. Trong gia đình có ‘nam cương, nữ nhu’ thì dễ sinh ra tài lộc và phú quý; âm dương hợp nhất và hòa hợp thì mọi sự mới có thể thông đạt. Thế mới nói: “Đằng sau sự thành công của một người đàn ông thường có bóng dáng của một người phụ nữ”.
Xem thêm: Vì sao người xưa nói "đàn ông xem tướng nhìn ngũ quan, đàn bà xem tướng nhìn giờ sinh"?
Đọc thêm
Cái khôn của người xưa rộng và sâu, chỉ trong vài lời nói mà chứa đựng trong đó chân lý sâu sắc của cuộc đời và kinh nghiệm sống. Ví dụ như câu nói "đàn ông khỏe xem tóc, phụ nữ khỏe xem eo”.
Ở Trung Quốc có câu: “Rượu là thứ thuốc độc xuyên dạ dày, sắc là con dao cứa tận xương tủy”. Vế sau của câu này còn kinh điển hơn: “Tiền tài là mãnh hổ xuống núi, tức giận là mầm mống tai họa”.
Tương truyền trên thế giới có ba mươi sáu động và bảy mươi hai địa điểm phúc, người tu Đạo có thể tu luyện trường sinh bất tử, trở thành đạo sĩ ở đây, người thường ở đây không chỉ có thể kéo dài tuổi thọ, mà còn có vận may cao.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.