"Cuộc đời người chăn trâu và vị Tiến sĩ" - Câu chuyện ý nghĩa về vòng tuần hoàn cuộc sống

Dù là Tiến sĩ học thức đầy mình hay người chăn trâu nghèo khổ trong một vùng quê hẻo lánh cũng đều không tránh khỏi "vòng tuần hoàn cuộc đời".

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một ngày, vị bác sĩ là Tiến sĩ chuyên ngành y khoa nổi danh hàng đầu thế giới có dịp đi đến một khu vực hẻo lánh nọ trên núi. Vị Tiến sĩ sẽ khám chữa bệnh miễn phí cho người dân nghèo trong vùng này. Tại đây, ông ta đã gặp một người chăn trâu.

Bất chợt, vị Tiến sĩ cảm thấy thương xót thay cho số phận kẻ sinh ra tại vùng quê nghèo nàn, lớn lên trong sự nghèo nàn và chết đi cũng trong sự nghèo nàn như vậy.

Trong suy nghĩ của ông, người chăn trâu này thật tội nghiệp, anh ta sẽ mãi mãi không bao giờ có cơ hội đặt chân đến những chân trời mới, tiếp xúc với nhiều điều mới rồi trở thành người thành đạt, giỏi giang của xã hội.

Thoáng động lòng trắc ẩn, vị Tiến sĩ lại gần và cất giọng hỏi thăm:

"Sao anh lại đi chăn trâu?".

Người chăn trâu đang nghỉ ngơi, thấy có người lại tiến đến, anh lịch sự trả lời:

"Tôi chăn trâu đương nhiên là để nuôi lớn, bán lấy tiền rồi".

Tiến sĩ lại hỏi: "Vậy anh bán lấy tiền để làm cái gì?".

Người chăn trâu đáp: "Tôi lấy tiền xây nhà"

Tiến sĩ hỏi: "Vậy anh xây nhà để làm gì?".

Người chăn trâu đáp: "Tôi xây nhà để cưới vợ"

Tiến sĩ hỏi: "Vậy anh cưới vợ để làm cái gì?".

"Tôi cưới vợ để rồi sinh con đẻ cái".

Tiến sĩ lại hỏi: "Vậy anh sinh con đẻ cái để làm cái gì?".

"Để con cháu sau này lớn lên đi chăn trâu kiếm tiền".

cuoc-doi-nguoi-chan-trau-va-vi-tien-si-cau-chuyen-y-nghia-1

Nghe đến đây, Tiến sĩ nghẹn họng không biết nói gì. Ông ta trầm ngâm một lúc rồi than thở:

"Thật là, tại sao quanh đi quẩn lại anh vẫn chỉ nghĩ đến chuyện chăn trâu thôi vậy? Cuộc đời như vậy thì còn có ý nghĩa gì nữa chứ".

Sau một hồi giảng giải, suy ngẫm chuyện nhân sinh cuộc đời, người chăn trâu bỗng hỏi lại vị Tiến sĩ: "Ông được đi học đúng không, tôi thấy mọi người gọi ông là Tiến sĩ, vậy ông làm Tiến sĩ để làm gì?".

Vị Tiến sĩ trả lời:

"Học nhiều biết nhiều là để trở nên giỏi giang, thành tài".

Người chăn trâu hỏi:

"Giỏi giang thành tài để ông nổi danh, để ông kiếm được nhiều tiền tiền đúng không? Vậy kiếm nhiều tiền rồi ông làm gì?".

Vị Tiến sĩ trả lời:

"Nổi tiếng, có tiền rồi thì sự nghiệp ổn định đi lên, có thể mua nhà, mua xe, lấy vợ, lập nghiệp".

"Lấy vợ lập nghιệp rồi ngài cũng phải sinh con đẻ cái đúng không? Vậy sau đó ông làm gì?". "Đương nhiên ta sẽ dạy dỗ con cái nên người, khôn lớn thành tài".

Người chăn trâu lại hỏi tiếp:

"Vậy con cái ông khôn lớn thành tài để làm gì?"

Vị Tiến sĩ điềm nhiên nói:

"Thành tài rồi mới có thể kiếm tiền…". Đến đây thì ông ta im bặt.

"Thật là, tại sao quanh đi quẩn lại ông chỉ nghĩ đến kiếm tiền thôi nhỉ. Cuộc đời xoay vòng như vậy thì còn có ý nghĩa gì đây?".

cuoc-doi-nguoi-chan-trau-va-vi-tien-si-cau-chuyen-y-nghia-2

Khi bóng dáng người chăn trâu đã khuất xa, vị Tiến sĩ mới nhận ra một điều, người học thức đầy mình như ông ta suy cho cùng cũng chẳng khác là bao so với kẻ chăn trâu nghèo khổ ở vùng quê hẻo lánh. Mục tiêu và ý nghĩa cuộc sống mà họ theo đuổi cả một đời đều nằm trong một vòng tuần hoàn mà thôi.

Lời bàn:

Vị Tiến sĩ trong câu chuyện trên vốn tưởng mình giỏi giang, thành đạt thì hạnh phúc hơn người nông dân nơi vùng núi hẻo lánh. Thế nhưng, dù địa vị, học vấn của con người khác biệt ra sao, đều không thoát khỏi vòng tuần hoàn cuộc sống.

Có câu hát rất ý nghĩa về đời người: "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi để một mai tôi về lại cát bụi…".

Quả thực, đã là một kiếp người thì không thể nào tránh khỏi được cái vòng tuần hoàn ấy, không tránh được quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Con người sống ở đời, chỉ khi hiểu được về ý nghĩa của cuộc sống thì mới có được hạnh phúc đích thực. Còn bạn, bạn đã bao giờ tự hỏi ý nghĩa kiếp nhân sinh là gì? 

Xem thêm: Cháy nhà sẽ ra mặt chuột - Câu chuyện đáng suy ngẫm cho ta bài học trong cuộc sống

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Câu chuyện ngắn dưới đây kể về sự thay đổi ngoạn mục cuộc đời của một cậu bé. Đây là minh chứng cho sức mạnh của lời nói dịu dàng trong cuộc sống.

Lời nói dịu dàng của người phụ nữ chính là phép lạ giúp thay đổi hoàn toàn cuộc đời một cậu bé
0 Bình luận

Hãy nhìn vào cả một quá trình để đánh giá con người hay sự việc, đừng vội vàng phán xét một ai, đó là thông điệp mà câu chuyện dưới đây gửi đến chúng ta.

Bạn sẽ bỏ thói quen phán xét người khác sau khi đọc xong câu chuyện này
0 Bình luận

Tôi đã khóc nấc khi đọc câu chuyện của anh - chàng phụ bếp với những hy sinh thầm lặng cho người vợ trẻ, đứa con thơ khiếm khuyết và cả chính cuộc đời mình.

Cha và con gái - câu chuyện xúc động khiến ai cũng rơi nước mắt
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất