“Cứ từ từ” – Phương thức sống đúng đắn nhất đời người!
Phàm là chuyện gì, hãy cứ từ từ, sống chậm lại rồi cũng sẽ giải quyết được. Sinh mệnh là một quá trình trải nghiệm, tích lũy và trầm định. Sống ở đời không thể chỉ sống mà còn phải sống sao cho rực rỡ.

Đời người kị nhất là cố quá
Tự cổ chí kim, người ta kỵ nhất chính “mãn”. Nửa giàu nửa nghèo, nửa tự tại, làm người làm việc cố hết sức là được. Cuộc sống giống như đường chạy marathon vậy, đừng dùng hết sức lực ngay từ vạch xuất phát. Người chạy nhanh chưa chắc đã chạy được xa, cứ từ từ, chậm lại có khi chính là nhanh.
Sống không cần phải cố quá, bởi từ xưa đến nay phàm là người cố quá lại thường khá nóng vội, nhanh chóng muốn đạt được thành công. Khả năng kháng lại áp lực của mỗi người là có hạn. Con người cũng giống như dây chun vậy, buộc chặt trong thời gian dài sẽ mất đi tính đàn hồi. Nỗ lực với cường độ cao trong thời gian dài sẽ khiến cả thể chất lẫn tâm lý sinh ra sự thay đổi theo hướng tiêu cực. Nỗ lực với cường độ cao trong một thời gian ngắn thôi thì rất tốt, còn nếu kéo quá dài sẽ phản tác dụng. Cứ quá dùng sức, kỳ vọng quá cao vào bản thân, yêu cầu quá nghiêm khắc, cuộc sống của bạn không những không khởi sắc mà còn dần dần bay màu.

Bạn sẽ khó lòng lĩnh ngộ được vẻ đẹp của cuộc sống, cảnh sắc đẹp đẽ hai bên đường nếu cứ cố sức chạy thật nhanh. Rồi khi thất bại, sự thất vọng sẽ lớn hơn bình thường và nó dễ khiến bạn trở nên cực đoan hơn.
Lựa sức mà làm là được rồi, năng lực tới đâu thì làm tới đó. Hãy nhớ cuộc sống không chỉ có một nút tiến, mà còn có thể rẽ phải, rẽ trái. Học cách thỏa mãn, bao dung với chính mình hơn bạn sẽ thấy cuộc sống này thú vị hơn nhiều.
Cuộc sống là một quá trình từ tốn, cứ từ từ mà bước
Sự phát triển của một người là quá trình lâu dài và dần dần. Bất kể là trưởng thành, chín chắn hay thành công, cũng đều cần đến sự kiên trì. Từ trưởng thành, tới chín chắn, rồi tới thành công, mỗi một bước phát triển đều có thứ tự, bạn có muốn vội vàng cũng không được. Trong giáo dục con trẻ cũng vậy, không được quá vội vàng, dù có khát vọng thành công đến đâu cũng phải biết kiềm chế.

Bất kể một thứ đẹp đẽ nào trên đời cũng cần phải có thời gian để lắng đọng. Giống như thực vật, từ lúc đâm chồi nảy lộc đến đơm hoa kết quả, thì cũng cần quá trình. Tình cảm tốt đẹp giữa người với người cũng cần sự vun đắp từ từ. Dù là tình bạn hay tình yêu, mối quan hệ kiểu “trăng đến rằm tự nhiên tròn” mới là đẹp nhất.
Bồi đắp cho nhau, bao dung lẫn nhau, giống như ấm nước vậy, nóng lên dần dần, rồi cuối cùng sôi lên sùng sục. Hãy nhớ rằng, pháo hoa dẫu có đẹp tới đâu thì cũng chỉ là một khoảnh khắc, bắt đầu cũng chính là kết thúc.
Cứ từ từ không có nghĩa là thả trôi
Chậm lại không phải là tiêu cực, không phải là không làm gì, càng không phải là thả trôi mình theo dòng chảy cuộc đời, muốn ra sao thì ra. Chậm lại là một hình thức giảm nhẹ áp lực, để bản thân có thể đi hết cuộc hành trình với tốc độ cân bằng nhất. Chậm lại là một cảnh giới sống, là cách để ta đối mặt với phong ba bão táp trong đời với tâm thái lạc quan và tích cực nhất.

Cuộc sống thoải mái nhất là phàm có chuyện gì xảy ra cũng hãy cứ từ từ. Dùng tâm để tận hưởng quá trình, thản nhiên đối mặt với kết quả. Người xưa nói không sai “dục tốc thì bất đạt”.
Chậm lại, quý ở kiên trì, quý ở nghiêm túc bởi có sự tích lũy thì mới có sự phát sáng. Chậm lại, quý ở lạc quan, quý ở điềm nhiên bởi không ai ăn một miếng mà béo lên ngay được. Cuộc sống này có lúc vui thì cũng có buồn, có chua thì cũng có ngọt.
Đọc thêm
Nhận biết dấu hiệu cho thấy cuộc sống của bạn đang dần đi vào ngõ cụt, tìm cách thay đổi thì bạn mới có thể vượt qua khó khăn, có một tương lai rạng rỡ.
Thay vì sống một cuộc đời không mong muốn, thay vì ghen tị với cuộc sống của người khác, hãy theo đuổi lý tưởng của riêng mình. Thay đổi những điều đơn giản này ngay hôm nay, 99% người khác sẽ ghen tỵ với cuộc sống của bạn.
Sống trên đời, là người biết lý lẽ, hiểu rõ 5 mấu chốt của cuộc sống thì mới thuận lợi trong mọi việc, dễ gặp những điều tốt lành, nhất là giai đoạn từ 25 tới 35 tuổi.
Tin liên quan
Tào Tháo được hậu thế gọi là "gian hùng thời loạn". Thế nhưng ít ai biết được, ở thời Tam Quốc ấy có kẻ còn gian hùng hơn Tào, đó là ai?
Khi quan niệm tư tưởng của một người thay đổi, thói quen đã trở thành tự nhiên thì nó sẽ thể hiện ra ở hành vi của người ấy. Hành vi này sẽ ảnh hưởng, thậm chí làm thay đổi cuộc đời của một người.
Cổ nhân nói “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn”, đây là lỗi mà nhiều người mắc phải khi làm nhà. Tại sao người xưa lại nói như vậy và câu nói này đến bây giờ có còn áp dụng được không? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!