Con không ghét mẹ - Câu chuyện xúc động về bức thư mẹ gửi con trai
“Con không ghét mẹ” là câu chuyện ngắn về bức thư người mẹ gửi cho con trai của mình khiến cậu bật khóc nhận ra, người mà mình ghét lại chính là bản thân…

Câu chuyện “Con không ghét mẹ”
Có một chàng trai vội vã từ thành phố lớn về quê khi nghe tin mẹ qua đời. Quê cậu là một ngôi làng nhỏ nằm ở miền núi xa xôi. Người dân ở đây vô cùng dễ thương với tấm lòng bao la rộng lớn, bao gồm cả mẹ của cậu.
Mẹ cậu đã lớn tuổi, thân hình gầy guộc nhưng ngày nào cũng gọi điện thoại cho con trai để “đòi tiền”. Chỉ cần con trai gửi tiền về chậm một ngày đã bị bà mắng té tát. Khi con trai thăng chức, số tiền bà mẹ yêu cầu gửi về cũng tăng thêm. Cậu con trai nghĩ rằng mẹ mình đã già nhưng vẫn “tham lam vô độ”, dù không nói thành lời nhưng trong lòng cậu luôn cảm thấy chán ghét và không muốn gặp bà.
Chàng thanh niên cứ giữ trong đầu suy nghĩ không tốt về mẹ suốt nhiều năm. Mãi tới khi mẹ mất, cậu trở về cứ thế òa khóc nức nở. Cứ nghĩ tới việc bản thân quanh năm bên ngoài làm việc không phụng dưỡng cho mẹ, để bà sống buồn tủi, cô đơn là lòng lại đau xót.

Cậu là con trai duy nhất của mẹ. Những năm tháng cậu xa nhà, bà chỉ có mỗi con mèo ở bên bầu bạn. Nghĩ tới điều này, lòng cậu đã tha thứ hết cho mẹ, nhưng cậu lại không thể tha thứ cho bản thân mình.
Khi tang lễ xong xuôi, chuẩn bị rời đi thì một vị trưởng bối trong họ gọi cậu lại, đưa cho một chiếc chìa khóa và nói: “Đây là chiếc chìa khóa khi mẹ cháu còn sống đã nhờ ta giữ hộ, bây giờ ta giao lại cho cháu”.
Làm theo hướng dẫn, chàng trai tìm được một két an toàn trong nhà, mở ra bên trong là một quyển sổ tiết kiệm và một lá thư. Nét chữ trong thư là của người cậu, người mẹ đã nhờ viết hộ: “Con trai yêu quý! Mẹ biết con từ nhỏ đã là người sống có tình nghĩa, hào phóng với bạn bè. Trưởng thành cũng thích rất nhiều bạn gái. Khi con nói muốn lên thành phố mẹ đã rất lo vì sợ con sẽ trở thành một người ăn xin. Đây cũng chính là lý do mẹ sống chết đòi tiền, ép con phải gửi tiền về nhà, ép con kiếm tiền nhiều hơn.

Số tiền con gửi về mẹ không tiêu gì đến. Mẹ tự trồng cây trái để ăn, bên cạnh cũng có cậu con luôn quan tâm chăm sóc, lại đó Đại Hoàng bầu bạn nên mẹ cũng không buồn. Tiền của con vẫn là của con, nên con đừng ghét mẹ nhé. Mẹ đi rồi, con hãy cầm số tiền này và sử dụng nó thật có ích. Hy vọng khi con cầm quyển sổ tiết kiệm này sẽ hiểu được nỗi lòng của mẹ”.
Đôi mắt chàng trai nhòe đi, cậu đã không thể nhìn rõ những dòng chữ còn lại trên bức thư. Cậu gục xuống đất khóc lớn: “Mẹ ơi! Con không ghét mẹ! Con không ghét mẹ mà….người con ghét là chính bản thân mình. Tại sao con lại ngu ngốc như thế?”. Loạt hình ảnh cứ như những thước phim quay chậm ùa về trong trí nhớ. Đó là những ký ức từ khi cậu còn bé đến khi trưởng thành đều có mẹ bên cạnh, nhưng giờ thì không…
Xem thêm: Lòng tự tôn của người nghèo – Câu chuyện nhân văn xúc động
Đọc thêm
“Lòng tự tôn của người nghèo” là câu chuyện ngắn sâu sắc với thông điệp chân thực, đáng để bạn đọc thật chậm, ngẫm thật lâu. Bởi nó là lẽ sống đẹp đẽ mà mỗi người cần có!
“Người sống thọ là nhờ giữ tâm lý cân bằng” là câu chuyện ngắn giúp bạn nhận ra sống thọ, sống khỏe không phải do ăn uống hay vận động, mà phần lớn nằm ở tâm trí.
“Con người có số” là câu chuyện ngắn thú vị về một người phụ nữ can trường, thay vì đầu hàng số phận chị đã vượt lên, giành lấy một cuộc đời rực rỡ cho chính mình.
Tin liên quan
Vì sao con người khổ sở và bao giờ mới hết khổ? - Ấy là câu hỏi mà rất nhiều người tốt ra trong lúc bế tắc. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời qua câu chuyện Phật giáo: Chú tiểu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "vì sao con người khổ sở".
“Bức thư của một cụ bà ở viện dưỡng lão” khiến nhiều người xúc động bồi hồi, đừng bao giờ quên hai chữ gia đình ngay cả khi về già…
“Người mẹ vĩ đại mang tên bà Ngoại” là bức tâm thư nói lên tiếng lòng của những người phụ nữ sau sinh đối với sự chăm sóc, yêu thương của mẹ ruột mình.
Bài mới

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Trong cõi nhân sinh, có những giá trị không hào nhoáng nhưng bền bỉ như mạch nước ngầm, nuôi lớn cả một dòng tộc qua năm tháng. Một trong những giá trị ấy, cổ nhân gọi là “gia phong” tức là nề nếp, quy tắc sống, cách con người trong một mái nhà đối đãi với nhau và với thế gian. Vì thế mới có câu “gia phong tốt vượng ba đời”.