Con cái không phải là tấm "thẻ bảo hiểm" khi cha mẹ về già
Nhiều người quan niệm rằng "trẻ cậy cha, già cậy con". Theo tôi, quan niệm này đang dần lỗi thời, chúng ta phải nhìn nhận thực tế xã hội hiện nay để thay đổi.

Cũng như khá nhiều người Việt khác, lâu nay tôi có suy nghĩ "trẻ cậy gia, già cậy con". Theo quan niệm này, khi cha mẹ về già, con cái sẽ phải lo kinh tế chính trong gia đình. Đồng thời, phận con cái sẽ chăm sóc và báo hiếu cha mẹ. Cha mẹ đau ốm, khổ sở và bệnh tật là lỗi của các con.
Thế nhưng, một người phụ nữ ở Anh xuất hiện đã thay đổi suy nghĩ của cả gia đình tôi.
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền quê. Năm 18 tuổi, tôi ra Hà Nội học tập, đi làm và lập gia đình. Cho dù cuộc sống tại thủ đô rất thuận lợi, các con được hưởng những điều tốt nhất về về y tế, học hành… nhưng lòng tôi vẫn không vui.
Tôi là con trai duy nhất trong nhà, việc rời xa cha mẹ ở quê đi lập nghiệp ở nơi khác, tôi thấy mình thật có lỗi.
Năm tháng cha mẹ về già, lẽ ra tôi phải ở cạnh quan tâm chăm sóc hoặc thăm nom. Dù thường xuyên gửi tiền, thực phẩm, thuốc bổ… về quê nhưng tôi vẫn thấy mình chưa làm tròn chữ hiếu.
Nhiều lần, tôi gọi điện về hỏi thăm, cha mẹ trách và ngỏ ý muốn thời gian tới, tôi chuyển về quê để ông bà được gần con gần cháu. Trong khi vợ tôi lại không đồng ý, cô ấy muốn sống tại Hà Nội. Vì việc này, chúng tôi cãi nhau rất nhiều lần.

Năm ngoái, gia đình tôi đón một vị khách là bà A. (60 tuổi, người Anh) đến chơi. Bà là người bạn của vợ tôi từ trước. Gần đây, bà sang Việt Nam du lịch nên vợ tôi mời bà đến nhà. Sự phóng khoáng, quan điểm cởi mở của bà đã làm thay đổi nhiều suy nghĩ trong tôi.
Bà A. là một giáo viên dạy âm nhạc. Sau khi kết hôn, bà sinh 2 cô con gái. Hôn nhân của bà và chồng không hạnh phúc vì thế bà chọn cách ly hôn và nuôi 2 con. Hiện, 2 con bà đều ra nước ngoài để theo học các chuyên ngành mình yêu thích.
Bà A. đã vạch cho mình nhiều dự định sau khi nghỉ hưu. Bà nói, thời trẻ bà rất thích đi du lịch khắp nơi trên thế giới nhưng bận nuôi con và kinh phí chưa cho phép nên bà đã chuẩn bị một khoản tiết kiệm.
Sau này khi về già, bà sẽ dùng khoản tiền này làm những việc mà ngày trước mình chưa có cơ hội. Các con vừa ra khỏi nhà cũng là thời điểm bà A. lên đường. Bà đã du lịch rất nhiều quốc gia khác trước khi đến Việt Nam.
Trong thời gian 1 tuần ở nhà tôi, bà khiến tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bà rất thành thạo về công nghệ, các kỹ năng sống. Đến một thành phố lạ nhưng bà biết dùng các tiện ích như xe ôm công nghệ, gọi đồ ăn giao tận nhà… dù không biết một chữ tiếng Việt nào.
Hằng ngày, bà rất chủ động trong sinh hoạt. Bà có thể tự nấu nướng, giặt giũ, sống rất hòa nhập với gia đình tôi dù là một thành viên mới.
Buổi sáng, khi chúng tôi còn đang say giấc nồng thì bà đã chuẩn bị đi thăm các điểm nổi tiếng ở thành phố. Chỉ ở một thời gian ngắn, bà khám phá ra rất nhiều quán cà phê đẹp, độc vì bà thích uống cà phê - những quán này tôi sống ở Hà Nội hơn 10 năm chưa hề biết đến.
Vào mỗi tối, bà về nhà và ăn cơm cùng chúng tôi. Bữa ăn trở nên rôm rả vì bà kể chuyện những điều mà bà khám phá được trong ngày cho các con tôi bằng tiếng Anh.

Bà cho biết, các con gái rất ủng hộ những chuyến đi của bà. Theo chia sẻ của bà, sau này khi không còn có thể đi được, bà sẽ vào sống tại một viện dưỡng lão ở Anh. Bà đã có một khoản tiết kiệm cho việc đó.
Vì không giỏi tiếng Anh nên tôi nhờ vợ phiên dịch, hỏi bà: "Sao bà không sống cùng các con?".
Bà trả lời: "Chúng tôi rất yêu nhau nhưng sẽ không sống cùng nhau. Các con có cuộc đời riêng của mình. Chúng tôi sẽ thống nhất gặp nhau vào các dịp giáng sinh hay một kỳ nghỉ nào đó".
Câu chuyện về cuộc đời và lựa chọn của người phụ nữ Anh đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Vì có người mẹ tự lập, tự chủ nên các con của bà thoải mái chọn học ở các nước xa gia đình.
Con cái không bị chữ "báo hiếu" níu kéo suốt phần đời còn lại. Với sự chuẩn bị từ trước, bà A cũng có cuộc sống về già vô cùng thú vị.
Đặt vào trường hợp gia đình tôi, nếu tôi cũng ép các con tôi phải gần gũi, chăm sóc cha mẹ, tôi có thể vui lòng nhưng đã vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội của các con.
Tôi muốn nhắn nhủ đến các bậc phụ huynh, chúng ta hãy chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt để đón tuổi già. Đừng lấy con cái làm "thẻ bảo hiểm" khi một ngày, chúng ta sang tuổi xế chiều.
Xem thêm: Thư mẹ gửi con trai, mỗi lời đều mang đạo nghĩa thâm sâu đầy cảm động
Đọc thêm
Với một sự việc, người này cho là tốt nhưng đối với người khác lại là xấu. Đời này, vui hay buồn, sướng hay khổ, tất cả đều phụ thuộc cái tâm của mình.
Khi trưởng thành, con người buộc phải tự mình vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây và suy ngẫm bạn nhé.
Với trẻ, cha mẹ chính là người thầy tốt nhất. Để nuôi dạy nên một đứa trẻ biết quan tâm và giàu lòng nhân ái, cha mẹ hãy tham khảo 8 bí quyết dưới đây.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.