Cổ nhân nói: “Đời người có 3 thứ phải quản kỹ, nửa đời sau phúc đức càng nhiều”, đó là gì?

Cổ nhân nói “Đời người có 3 thứ phải quản kỹ, nửa đời sau phúc đức càng nhiều”, người học được 3 điều này về sau càng vô ưu vô lo. Nếu không biết quản lý quản lý bản thân sẽ dễ để dục vọng dẫn dắt, tạo ra nhiều sai lầm.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1.   Cổ nhân nói phải quản lý miệng của mình

Cổ nhân nói: “Sự khôn ngoan đến từ việc lắng nghe và sự hối hận đến từ những lời nói. Người không có tài hùng biện và không biết giữ im lặng sẽ gặp bất hạnh”.

Lời nói ra rất dễ dàng, chỉ cần vài lần uốn lưỡi, khép mở môi là được. Nhưng lời nói ra sẽ có tốt có xấu, có những điều không nói không được, càng có những điều nói ra sẽ dẫn đến tai họa. Vì thế, dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời thì cũng phải học cách quản lý tốt miệng của mình. Tức là, phải quản lý từng câu, từng chữ nói ra. Đây chính là những viên gạch lát nên con đường dưới chân. Từ xưa đến nay, phàm là người khéo miệng có thể làm ít công to, được lợi trăm bề. Còn người nói năng bộc tuệch, thô lỗ, không cân nhắc trước sau sẽ gặp nhiều khó khăn, bao nhiêu phúc đức cũng mất dần.

Co-nhan-noi-doi-nguoi-co-3-thu-phai-quan-ky-phuc-duc-cang-nhieu-4

Dương Tu là một trong những nhân tài dưới trướng Tào Tháo. Ông có thói ăn nói thẳng thừng, tự cao tự đại, hay tự cho mình là thông minh, thích đoán ý người khác. Nhưng lại mắc phải một sai lầm nghiêm trọng là không biết cái gì nên nói, cái gì không.

Lần đầu, Tào Tháo đi thăm vườn cảnh, sau đó viết lên cổng chữ “Hoạt”. Dương Tu thấy vậy lập tức sai người sửa cổng cho nhỏ đi. Khi được hỏi, Dương Tư giải thích rằng, chữ “hoạt” mà Tào Tháo viết nằm trong chữ “môn” thì thành ra chữ “khoát”, có thể hiểu là “rộng quá”.

Lần hai, Tào Tháo ghi lại chữ “Nhất hợp tô” để trên bàn. Dương Tu thấy thế thì nói với mọi người rằng “Nhất hợp tô” là “Nhất nhân nhất khẩu tô” nghĩ là “mỗi người một miếng bơ” nên ra lệnh chia mỗi người một miếng.

Lần thứ ba, trong một lần chinh phạt, Tào Tháo ra khẩu lệnh “gân gà” khiến ai nấy đều khó hiểu. Nhưng Dương Tu vừa nghe lập tức bảo mọi người thu dọn hành trang, chuẩn bị rút lui vì “gân gà” có nghĩa là ăn thì không ngon mà bỏ thì thấy phí.

Cả ba lần, sự việc đều được truyền đến tai Tào Tháo. Lần đầu, Tào Tháo còn nể phục tài năng của ông nên châm chước bỏ qua. Nhưng “quá tam ba bận”, không ai có thể nhường nhịn một người mãi được. Từ xưa đến nay, làm gì có thần tử nào dám đọc và hiểu đến nhường ấy suy nghĩ, tâm tư của bậc quân vương. Thế là Tào Tháo tức giận vô cùng, sai người xử tử Dương Tu vì tội "tự cao tự đại, để lộ quân cơ".

Điển tích đã cũ nhưng bài học của người xưa truyền lại vẫn còn nguyên vẹn. Người biết giữ mồm giữ miệng, chính là giữ lại cho mình một con đường lui.

2.   Cổ nhân nói phải quản lý cơ thể của mình

Một khi con người sống thiếu kiềm chế, chỉ biết phung phí cơ thể thì bệnh tật sẽ lập tức ập đến, phúc đức sẽ mất đi.

Một ứng viên có trình độ học vấn cao, ngoại hình ưa nhìn, kinh nghiệm đầy đủ đến phỏng vấn vào vị trí Trợ lý trưởng của Tổng giám đốc với đãi ngộ nhân sự tốt. Anh phỏng vấn tuyển dụng thành công và nhanh chóng được đào tạo để nhận việc.

Khoảng thời gian sau đó là những ngày liên tục theo sếp đi tiệc tùng, ăn uống, xã giao với khách hàng, đối tác. Ở vị trí này, anh không những không thể từ chối, mà đôi khi còn có trách nhiệm “cản rượu” thay cho sếp.

Co-nhan-noi-doi-nguoi-co-3-thu-phai-quan-ky-phuc-duc-cang-nhieu-2

Thế là, chỉ sau 2 năm làm việc, anh thấy sức khỏe của mình giảm đi đáng kể. Trong một lần đi khám, bác sĩ thông báo anh mắc các về đường huyết, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ. Anh vô cùng bất ngờ trước thông tin này, anh không nghĩ mình còn trẻ mà mang nhiều bệnh đến vậy. Qua nhiều ngày cân nhắc, cuối cùng anh quyết định nộp đơn xin từ chức, dù điều đó đồng nghĩa với việc phải từ bỏ công việc có mức lương hấp dẫn và đãi ngộ tốt.

Sau tất cả, một cơ thể khỏe mạnh mới là điều kiện tiên quyết để đi đường dài. Và dù đang ở độ tuổi nào, đang làm công việc gì chúng ta cũng nên đặt sức khỏe lên ưu tiên hàng đầu. Muốn có thành công thì trước hết sức khỏe phải tốt.

3.   Cổ nhân nói phải quản lý trái tim của bạn

Đối thủ lớn nhất trong cuộc đời bạn nghĩ là ai? Không ai khác chính là chúng ta. Hình thể của ta có giới hạn nhưng suy nghĩ, tư duy và dục vọng là vô biên. Chúng có thể trở thành vực sâu vô đáy, nuốt chửng mọi thứ, cũng có thể thổi phồng hay biến tấu mọi sự vật, sự việc trên đời.

Câu chuyện ngụ ngôn “Bộ quần áo mới của hoàng đế” chắc ai cũng đã từng nghe. Câu chuyện dạy chúng ta một điều rằng, đừng nên quá chú trọng đến hình thứ, vì chiếc áo không làm nên thầy tu.

Người luôn tin vào suy nghĩ của mình, quan tâm đến người khác thì sẽ được mọi người yêu mến. Khi bạn giữ được tâm trạng luôn ổn định, không bị chuyện bên ngoài quấy nhiễu thì tâm trí sẽ thanh thản, minh mẫn và linh hoạt hơn rất nhiều.

Co-nhan-noi-doi-nguoi-co-3-thu-phai-quan-ky-phuc-duc-cang-nhieu-5

Nhưng cũng đừng để trái tim quyết định hết thảy vì con tim luôn bị cảm xúc chi phối. Nếu bản thân chúng ta còn chưa hiểu rõ về chính mình thì những lầm tưởng đó có thể khiến bạn lạc đường, đánh mất phương hướng.

Như cổ nhân nói, đời người có 3 thứ phải quản cho kỹ đó chính là mồm miệng, sức khỏe và trái tim. Bởi không giữ mồm giữ miệng thì dễ rước họa vào thân, không giữ gìn sức khỏe thì dễ đánh mất cuộc đời và không biết quản lý trái tim sẽ dễ lầm đường lạc lối. Chỉ khi bạn quản lý tốt bản thân mình thì vận mệnh mới luôn suôn sẻ, phúc đức mới dồi dào.

Xem thêm: Cổ nhân dạy “Trước nhà trồng quế thơm, quý nhân sẽ phù trợ”, có ý nghĩa gì?

Đọc thêm

Cổ nhân dạy “Trước nhà trồng quế thơm, quý nhân sẽ phù trợ”, bởi theo góc độ phong thủy loài cây này có thể chiêu tài vượng khí, cải thiện tài vận cho gia đình.

Cổ nhân dạy “Trước nhà trồng quế thơm, quý nhân sẽ phù trợ”, có ý nghĩa gì?
0 Bình luận

Cổ nhân nói “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, nếu học được 2 phép tắc này bạn sẽ thấy tâm mình tĩnh lặng, trí tuệ sáng suốt, cho dù không thể đại phú quý cũng sẽ không thua kém người nào.

Cổ nhân nói: Người học được 2 phép tắc này thì phúc báo tự nhiên gõ cửa!
0 Bình luận

Cổ nhân nói “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”, lời dạy này xuất phát từ một câu chuyện xưa, đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Hãy tìm hiểu và ngẫm nghĩ!

Cổ nhân nói: “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”, càng ngẫm càng thấy thấm!
0 Bình luận

Tin liên quan

Gái nạ dòng không được lấy trai tơ bắt nguồn từ câu ca dao “trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng sợ thiêu”. Đây là câu nói đầy định kiến về chuyện trai tân lấy phụ nữ góa chồng hoặc bị chồng bỏ khiến nhiều người không khỏi tức giận, xót xa.

Vì sao cổ nhân dạy 'gái nạ dòng không được lấy trai tơ'?
0 Bình luận

Cổ nhân nói ‘Năm ngón không lộ, phú quý không đi’ ám chỉ những người sớm muộn cũng ắp đầy của cải: Bạn có đặc điểm đó không?

Cổ nhân nói: Người có ‘năm ngón không lộ, phú quý không đi’ sớm muộn cũng ắp đầy của cải
0 Bình luận

Cổ nhân dạy đời người có 2 việc càng sớm làm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, làm ngược lại chỉ khiến chúng ta sau này muộn phiền, thậm chí hối hận mãi không nguôi.

Cổ nhân dạy: Đời người có 2 việc không thể đợi, hôm nay không làm ngày sau hối hận
0 Bình luận


Bài mới

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 giờ trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đề xuất