“Chiến hữu” của ba – Câu chuyện nhân văn cảm động

20 năm, trung bình 50 cây số một ngày, vị chi ba đã cùng “chiến hữu” của mình đi hết bốn vạn cây số để “thồ” 5 chị em tôi đến giảng đường đại học.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sau năm 1975, cả gia đình tôi từ Pleiku trở về quê mẹ ở Quảng Ngãi. Đó là những năm tháng rất khó khăn. Ruộng đã vào hợp tác, đi làm công điểm thì nhiều nhưng cuối vụ lúa lại được chia rất ít. Mẹ từ nhỏ đi học rồi làm công chức nên không biết ruộng đồng là gì, sức yếu mà cứ gắng làm theo người ta rồi đau ốm liên miên. Gia đình tôi có cả thảy 8 miệng ăn, số gạo đem về không đủ nên bữa đói bữa no. Có những đêm mùa đông, cả nhà bị cái đói giày vò không ai ngủ được. Để sống đói, chị tôi sáng kiến ra món “nem rau muống”, đem một cái bánh tráng sống nhúng nước rồi cắt làm 4, cuốn rau muống bên trong rồi chấm với mắm cái ăn. Nhìn chị em tôi xúm xít quanh rổ rau muống, ba tôi tim lặng, mắt đỏ hoe nhìn nơi khác.

Một hôm, ba nói với mẹ: “Chắc anh phải kiếm nghề gì đó làm thêm để kiếm cái ăn cho tụi nhỏ”. Nói là làm, dồn chút vốn liếng còn lại trong nhà, cộng thêm khoản tiền vay mượn, ba mua một chiếc xe đạp thồ.

Ngày đầu lạ nước lạ cái, ba đạp xe lơ ngơ ngoài đường suốt mất ngày liền vẫn chẳng có khách. Thế nhưng ba không nản lòng, sáng sớm nào cũng dắt xe ra đường đến tối mịt mới về nhà. Thỉnh thoảng chị em tôi đi học vẫn thường thấy bóng dáng ba gò lưng đạp xe trên đường với chiếc áo loang đầy mồ hôi, bạc thếch. Với chiếc xe đạp thồ ấy ba chở mọi thứ, hôm thì chở khách, hôm lại chở mắm, chở heo hoặc chở cá biển từ Đức Lợi lên chợ Trạm. Mà đường từ Đức Lợi lên chợ Trạm thời ấy rất xấu, nhất là vào mùa mưa, đường đầy bùn lầy, ổ gà ổ voi vô số kể. Ba với “chiến hữu” lấm lem như trâu cui, băng băng trên đường không biết mệt nhọc. mà đâu chỉ có lên chợ Trạm, ba còn chở khách lên chợ Chùa, lên tận những vùng heo hút như Ba Tơ, Trà Bồng, Minh Long,.. Suốt 20 năm ròng rã, ba không nghỉ ngơi lấy một ngày.

chien-huu-cua-ba-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Chị đầu tôi học đại học Quy Nhơn, ba tất tả trên đường. Chị kế tôi đậu đại học Sư Phạm Đà Nẵng, ba tôi lại càng vất vả. Rồi tôi và em tôi cũng lần lượt đỗ đại học Huế, ba tôi khi ấy đã qua thời trai trẻ, sức khỏe có yếu đi nhưng người vẫn như vậy, miệt mài đạp xe băng khắp các nẻo đường. Khi ấy, tiền ăn học không gửi được tủ tháng nên ba gửi gối đầu nửa tháng một cho mấy chị em tôi. Mỗi lần ra bưu điện nhận tiền, nhớ đến gương mặt gầy gò cháy nắng của cha mà tôi đỏ hoe của mắt, như bị ai xé ruột xé gan. Đạp xe lâu ngày, lại chở toàn hàng nặng nên hai bàn chân ba bị sừng hóa, các đầu ngón biến thành hình tam giác. Tối nào tôi cũng thấy ba lặng lẽ lấy nước muối để ngâm đôi bàn chân nứt nẻ ấy.

Mỗi đợt nghỉ hè về thăm nhà, ra lại trường, ba lại cặm cụi chở chị em tôi ra bến xe bằng con “chiến hữu” của mình. Xe chạy ra rồi tôi vẫn thấy bóng dáng da đứng nhàu úa, thầm lặng bên chiếc xe đạp thồ. Nhiều khi nghĩ đến, tôi vẫn chẳng hiểu ba tôi lấy đâu ra sức để đẹp xe ròng rã suốt 20 năm trời như thế. Có những ngày đau ốm, chỉ ăn cháo để cầm hơi mà ba vẫn đạp, ba bảo tiền ăn tiền học của chị em ba không chờ ba hết ốm được. Khi em út tôi vào đại học thủy sản Nhan Trang, ba cũng đã gần 60 tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Ba nói em tôi ra trường thì chiếc xe thồ cũng giải nghệ. Ngày trước ba còn trẻ khỏe, mối đi xe của ba rất nhiều. Đoạn sau này, ba già yếu hơn, nhận chở hàng cũng ít hơn, nhưng ba chẳng nghỉ một ngày nào, chắt chiu dành dụm từng ngàn để nuôi chị em tôi ăn học.

Mãi cũng đến ngày em tôi ra trường, ba quyết định giải nghệ. Buổi sáng hôm ấy, ông đem “chiến hữu” ra ngoài sông Vệ, chăm chút chà rửa cho thật sạch rồi mới đem về. Có người hỏi mua lại chiếc xe đạp thồ nhưng ông lắc đầu cười, không bán. Ba thương chiếc xe ấy bằng một tình cảm đặc biệt. Ông thường gọi vui đó là “chiến hữu” của ba. Treo chiếc xe lên xà nhà mà ba buồn suốt mấy tháng trời, đi ra đi vô lần nào cũng nhìn lên, ngắm nghía một lúc.

Năm rồi tôi về nhà, ba vui vẻ khoe: “Gia đình mình được xã công nhận là gia đình hiếu học tiêu biểu đó con”. Tôi cầm tấm bằng lớn bằng bìa cuốn vở học sinh ba đưa mà lòng thấy nặng trĩu. Nhìn lên xà nhà, “chiến hữu” của ba vẫn ở đấy, theo thời gian chiếc căm đã rỉ sét cả, phần ghi đông cũng sạm đen. Ba nhìn nó, cười bảo: “Chiếc xe này giờ cũng già nua, lụm cụm như ba”. Ròng rã 20 năm trời, ba dùng nó để “thồ” 5 chị em tôi đến giảng đường đại học…

20 năm, trung bình 50 cây số một ngày, vị chi ba đã cùng “chiến hữu” của mình đi hết bốn vạn cây số. Một con số không tưởng. Viết những dòng này con thay mặt năm chị em cảm ơn ba, suốt mấy chục năm ròng nhọc nhằn, vất vả nuôi chị em con khôn lớn, trưởng thành. Và cũng xin cảm ơn “chiến hữu” của ba nữa!

Sưu tầm

Xem thêm: Trồng răng cho mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Qua trải nghiệm sống chung với chị gái lần này, tôi đã nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống khi về già, đó là: độc lập, tự do và thoải mái.

Sống chung với chị gái – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Thấy người đàn ông giàu có thờ ơ trước việc trồng răng cho mẹ, mọi người đều bức xúc, chỉ trích. Nhưng sự thật lại không như họ nghĩ…

Trồng răng cho mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cứ ngỡ đi thêm bước nữa cô Hà sẽ tìm được bến đỗ bình yên cho tuổi già, nhưng không, vô tình cô đã trở thành đầy tớ không công cho người ta.

Đi thêm bước nữa – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.

3 bài học đầu tư đắt giá từ cố tỷ phú Charlie Munger: Mua cổ phiếu từ công ty tốt thay vì săn 'giá' hời
0 Bình luận

Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.

Hối hận vì vay nợ mua nhà chung cư để rồi vất vả suốt 7 năm: Bài học đau đớn vì bốc đồng
0 Bình luận

Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.

Cây bút tài chính lâu năm đúc kết 4 bài học tiền bạc đắt giá: Rủi ro là cần thiết để xây dựng sự giàu có
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đề xuất