Cha mẹ thông thái sẽ hỏi con 7 câu này trước khi đi ngủ để gắn kết tình cảm
Để giáo dục con tốt hơn, cha mẹ thông thái sẽ tìm cách để gắn kết và thấu hiểu con hơn. Trước khi đi ngủ là thời điểm hoàn hảo để thực hiện điều này.

Để gắn kết và thấu hiểu con hơn, cha mẹ thông thái chắc chắn sẽ không bỏ qua 7 câu hỏi này trước khi đi ngủ. Mỗi câu hỏi sẽ là một lần giúp con cởi mở hơn về cảm xúc, ước mơ và cả nỗi sợ hãi.
Hôm nay con thích nhất chuyện gì?
Đi ngủ là thời điểm cuối ngày. Vì thế, khi cha mẹ hỏi câu hỏi này sẽ giúp con hồi tưởng lại những điều đã xảy ra trong ngày, những cảm xúc đã trải qua và chọn được điều mà mình thích nhất.
Quá trình hồi tưởng và kể lại sẽ khiến con cảm thấy vui vẻ, từ đó dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Ai là người tốt bụng nhất mà con biết, vì sao?

Với câu hỏi này, cha mẹ sẽ khuyến khích con suy nghĩ về lòng tốt, những người tốt việc tốt (nếu có) trước khi đi ngủ. Từ đó, con sẽ hình thành thói quen tìm kiếm lòng tốt của mọi người; giúp con nhận thức được tiềm năng để trở thành một người tử tế.
Hôm nay con có trải qua điều tồi tệ nào không?
Bên cạnh những câu chuyện, ký ức vui vẻ thì việc xác định những khoảnh khắc trong ngày khiến con cảm thấy tồi tệ cũng là điều các cha mẹ cần làm. Câu hỏi này giúp con tạo mối quan hệ đáng tin cậy với cha mẹ. Từ đó, con có thể thoải mái bày tỏ cảm xúc, sẻ chia cả những điều đáng ra con không muốn nói.
Các bậc phụ huynh nên nói về những điều tiêu cực, những lựa chọn sai lầm, sự thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng; cho con thấy rằng cuộc sống không chỉ toàn màu hồng. Sau đó, cha mẹ sẽ dắt con qua những khoảnh khắc tồi tệ đó, giúp con mạnh mẽ xử lý những tình huống tương tự trong tương lai.
Hôm nay có điều gì khiến con thấy an toàn/không an toàn?

Việc cha mẹ nằm được những điều khiến con cảm thấy an toàn có thể xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng cho con. Còn những điều khiến con cảm thấy không an toàn sẽ khuyến khích con tìm đến cha mẹ, mở lòng về những dự định trong tương lai.
Con có câu hỏi nào về ngày hôm nay không?
Trẻ nhỏ vốn tò mò và có vô vàn những câu hỏi trong đầu. Vì thế, cha mẹ nên khuyến khích con đưa ra những câu hỏi và thắc mắc. Mỗi ngày trả lời con một câu hỏi sẽ giúp đôi bên xây dựng mối quan hệ bền vững và đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, rèn luyện thói quen này cho phép cha mẹ xây dựng một không gian an toàn với con. Khi có thắc mắc, con chắc chắn sẽ tìm đến cha mẹ đầu tiên để đưa ra câu hỏi của mình.
Hôm nay có điều gì khiến con tức giận?

Nếu không trực tiếp hỏi con, nhiều khi con có điều tức giận tích tụ trong lòng nhưng cha mẹ không biết. Việc hỏi con thẳng thắn về vấn đề này giúp con thể hiện cảm xúc ngay từ nhỏ, từ đó con sẽ biết cách điều chỉnh cảm xúc sao cho phù hợp.
Điều tuyệt vời nhất mà con đã làm cho ai đó ngày hôm nay là gì?
Dù hôm nay con có làm được điều tuyệt vời gì cho ai đó hay không thì việc hỏi lặp đi lặp lại câu này trước giờ đi ngủ sẽ kích thích, động viên con làm những điều tốt đẹp với mọi người trong tương lai. Sau đó, con sẽ chia sẻ những cảm xúc và việc làm tuyệt vời này cho cha mẹ.
Xem thêm: Cha mẹ rèn luyện 9 điều này từ bé, con lớn lên không phải lo "cơm áo gạo tiền"
Đọc thêm
Người Do Thái có câu ngạn ngữ rằng: “Cha mẹ cho thứ gì con đều cười, con cái cho thứ gì cha mẹ lại khóc”. Cả đời này, người có thể làm mọi thứ vì con mà không cần báo đáp chỉ có cha mẹ.
“Chia tài sản nhưng vẫn mang tiếng ăn bám” là câu chuyện đầy xót xa của những người làm cha làm mẹ ở đời khiến không ít người con phải hổ thẹn.
Khi trẻ đến độ tuổi học hỏi, khám phá thế giới và bộc lộ cá tính riêng, cha mẹ nên khéo léo giúp con rèn luyện 9 điều này để tương lai được hưởng lợi.
Bất hiếu với cha mẹ là một tội lớn, bởi hiếu lễ là cái gốc làm người. Người bất hiếu với cha mẹ thì dù có thành công đến mấy cũng trở nên vô nghĩa.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.