Bố chồng là “người lạ” – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bước vào nhà, thấy bố chồng có khách đến chơi, con dâu không chào một câu, vội vàng bước lên gác đóng sầm cửa lại… người bố nhìn theo, lòng quặn thắt.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi năm nay hơn 70 tuổi, vợ mất nên giờ chỉ còn mình tôi lủi lủi dưới quê. Con trai không yên tâm với căn bệnh huyết áp cao của tôi nên nhất mực bảo tôi lên thành phố sống cùng. Dù ngại sống chung nhà với các con nhưng tôi không biết làm cách nào để từ chối. Một là tôi lo lắng hàng xóm sẽ dị nghị về con trai, nếu tôi không lên lại bảo con bất hiếu này kia. Hai là tôi cũng sợ mình bệnh tật ốm đau, lỡ có việc gì không ai biết. Đắn đo mãi sau cùng tôi vẫn quyết định gói ghém đồ đạc lên thành phố ở với các con.

Mới mấy tháng trôi qua nhưng tôi như trải qua một cơn ác mộng dài, ở lại không được mà về cũng chẳng xong.

Con trai tôi khá giàu có, ở nhà sang, đi xe xịn nhưng chúng không có hàng xóm láng giềng. Hai vợ chồng nó tất bật đi làm, tối về nhà đóng cửa nghỉ ngơi, không qua lại, giao thiệp với những nhà xung quanh. Các cháu tôi cũng sinh hoạt cùng một kiểu như bố mẹ. Ngoài giờ học trên lớp, chúng còn phải đi học thêm đến tận tối muộn mới về nhà, đến thời gian trò chuyện cùng ông nội cũng không có.

Tôi muốn đỡ chút việc nhưng các con bảo không cần, bởi nhà đã có người giúp việc. Có lần tôi dậy đi chợ sớm mua thức ăn về mấy món con trai thích, con dâu nhìn thấy liền bảo: “Sau bố đừng đi chợ mua thức ăn nữa, đồ ngoài đấy không đảm bảo, ăn vào lại ảnh hưởng đến sức khỏe”. Từ lần đó tôi không làm gì nữa.

bo-chong-la-nguoi-la-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Tôi bị tiểu đường có nhiều món không thể ăn, nhưng trên mâm cơm, nó nào cũng được nêm đường theo ý thích của con dâu. Tôi nói thì con dâu bảo: “Bố ăn dần là quen ngay ấy mà, nhà con ăn vậy nhiều năm rồi, với cả chúng con bận nên không thể lo thực đơn riêng cho bố được đâu ạ”. Câu nói ấy của con dâu khiến tôi lặng người câm nín.

Ở thành phố, tôi không có bạn bè, chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà 4 tầng. May mắn, buổi sáng dậy sớm tập thể dục, tôi gặp được 1, 2 người hàng xóm cũng từ quê lên ở với con cháu nên có người trò chuyện cho đỡ buồn. Mỗi lần nhìn thấy tôi nói chuyện với những người đó, các con lại tỏ vẻ không vui. Con trai, con dâu không ngừng nhắc tôi cẩn thận tiếp xúc với “người ở quê”.

Thấy các con không thích nên tôi cũng không gặp nữa, thế là ngày qua ngày tôi chỉ biết ngồi tĩnh lặng nơi góc nhà, nghe tiếng xe cộ ngoài đường và nhớ quê da diết. Ở đây, tôi như người khách lạ sống nhờ. Tôi muốn về quê, nơi có ngôi nhà cũ và hàng xóm láng giềng thân quen, nhưng nghĩ đến cảnh sống một mình, lúc ốm đau không có ai bên cạnh, tôi lại chùn bước. Không ít lần tôi muốn tâm sự với con trai về nỗi buồn cô đơn buồn tủi của mình nhưng rồi lại thôi, sợ làm con phiền lòng.

Mới đây, có ông bạn cũ biết tôi lên sống cùng các con nên muốn ghé sang chơi. Tôi mừng quýnh nói với các con rằng, tôi có bạn sắp đến nhà chơi.

Hôm đó, khi tôi đang vui vẻ nói chuyện với bạn thì con dâu đi làm về. Nhìn thấy bạn của bố chồng nhưng con bé không chào lấy một câu, dửng dưng đi lên phòng đóng sầm cửa lại. Tôi xấu hổ với bạn nên tìm lý do nói giảm nói tránh giúp con.

Gần bữa cơm tối, nhưng tôi cũng không thấy con dâu xuống hỏi chuyện cơm nước, ngỏ ý giữ bạn của bố chồng ở lại ăn cơm. Tôi đành nói với bạn, đợi con trai tôi về sẽ đưa cả nhà đi ăn hàng. Nhưng nhìn thái độ con dâu có lẽ bạn cũng biết ý nên dù giữ thế nào, ông ấy cũng không chịu ở lại.

Lúc bạn về, con dâu tôi mới đi xuống hỏi ráo hoảnh: "Bạn bố ở tận đâu mà đến chơi tới giờ này ạ?". Tôi lắc đầu ngán ngẩm bảo ở xa, bố không rành đường nên không biết.

Sáng hôm sau, trước giờ ăn cơm, con trai còn nhắc khéo tôi rằng: “Vợ con không thích có người lạ đến nhà”. Tôi nghe thấy mà buồn vô cùng. Ngần ấy năm vất vả nuôi con trưởng thành để rồi tôi lại phải chịu nỗi ấm ức này. Ở nhà các con mà tôi chẳng khác gì người đi ở nhờ. Tôi tự hỏi liệu mình có thể tiếp tục sống như thế này tới bao giờ?

Xem thêm: Suất cơm bán trú nhường mẹ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Biết tin chắt nội chào đời, cụ ông 96 tuổi đã viết một lá thư tay đặc biệt khiến cháu dâu mới sinh rơi nước mắt khi đọc được.

Lá thư tay đặc biệt – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Sau nhiều sóng gió bể dâu, chồng cũ bảo chị cho anh lại một cơ hội để gia đình đoàn tụ… chị rưng rưng nước mắt nhưng không trả lời.

Chồng cũ quay về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn cô nhân viên xã hội với đôi chân không trọn vẹn từng bước nỗ lực đến an ủi người chỉ thiếu một ngón tay như mình… cậu bé đã nhận ra chút thương tích của bản thân hoàn toàn không đáng kể.

Không trọn vẹn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân nói, nếu như bạn gặp được 4 người này thì đó chính là quý nhân trong đời. Tuyệt đối đừng lướt qua nhé!

Cổ nhân dặn: Ở đời có 4 'Thần Tài', gặp được sẽ sớm phát tài
0 Bình luận

Không nể mặt chính là sự vô lễ lớn nhất. Bất cứ lúc nào cũng nên để một nấc thanh thể diện của đối phương. Nhìn thấy đừng vạch trần, thể hiện sẽ không bị mất.

Cổ nhân dặn: Sống ở đời làm được 5 điều này thì phú quý, phúc đức đủ đầy
0 Bình luận

Cổ nhân đúc kết, sống ở đời chỉ cần có đủ 2 thứ này thì mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp, phong thủy được cải biến.

Cổ nhân nói: Trên người có 2 thứ này thì hóa giải mọi phong thủy, không giàu có cũng bình an
0 Bình luận


Bài mới

Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 18 giờ trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 22 giờ trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đề xuất