Bí quyết sống an nhàn: Lấy “nhạt” kết giao, lấy “điếc” đón nhận lời vu cáo, lấy “nghiêm” giáo huấn bản thân
Bí quyết sống an nhàn nghe thì khó nhưng thực ra rất đơn giản, đó là: Khi kết giao bạn bè không nên tính toán, nghe người nói xấu không nên tức giận và gặp khó khăn không nên nản chí.

1. Bí quyết sống an nhàn: Lấy “nhạt” làm chủ nghĩa kết giao
“Nhạt” ở đây không phải là nói chuyện “mặn” hay “nhạt” mà là để chỉ sự bình đạm, trong sạch. Khi kết bạn không phải vì coi trọng danh tiếng và tài sản của đối phương, cũng không phải để nhờ vả hay mưu cầu những việc tầm thường khác.
Như Trang Tử từng viết: “Người quân tử kết giao đạm nhạt như nước, kẻ tiểu nhân kết giao ngọt như đường”. Điều đó có nghĩa là, khi kết giao với bạn bè đàng hoàng, tình bạn sẽ tinh khiết như nước, không nhiễm bất kỳ tạp chất nào. Còn ngược lại, nếu làm bạn với người có tâm tư mưu mô, xảo nguyệt, tính toán thì giống như đang cầm thanh kiếm được bôi mật đường vậy. Tưởng là ngọt, nhưng lại có thể làm bản thân bị thương bất cứ lúc nào.

Tiết Nhân Quý – Danh tướng nhà Đường, lúc còn nghèo khó, ông và vợ phải sống trong tình cảnh không đủ ăn, đủ mặc. May mắn lúc đó vợ chồng ông có một người bạn tên là Vương Mậu Sinh giúp đỡ. Sau này, khi Tiết Nhân Quý thành danh rồi, Vương Mậu Sinh liền gửi tới hai bình rượu ngon nhưng thực chất bên trong lại là nước lã. Lúc đó, quan tướng của Tiết Nhân Quý tức giận vô cùng, đòi phạt thật nặng Vương Mậu Sinh.
Nhưng Tiết Nhân Quý lại đáp rằng: "Năm đó nếu không phải nhờ sự giúp đỡ của Vương huynh, thì ta cũng đã không có ngày hôm nay. Tình cảm giữa ta và Vương huynh cũng như hai vò rượu đựng nước lã này, quân tử kết giao đạm nhạt như nước”.
Câu chuyện xưa là bài học dành lớn cho hậu thế về cách đối nhân xử thế giữa bạn bè với nhau. Khi kết giao bạn bè nên dùng tâm trong sạch, tinh khiết và đẹp đẽ, chứ không phải để suy tính thiệt hơn.
2. Bí quyết sống an nhàn: Lấy “điếc” để đón nhận lời vu cáo, đặt điều
Trong cuộc sống, có không ít kẻ tiểu nhân thích đặt điều vu cáo, nói xấu sau lưng nhằm hạ thấp người khác. Thử nghĩ xem, nếu bạn đối diện với tình huống như vậy, bạn sẽ làm gì?
Người khôn ngoan sẽ chọn cách nghe như không nghe, đừng nên quan tâm quá làm gì. Bởi vì mục đích của những kẻ đó là hạ thấp bạn và làm bạn không được sống an ổn. Nếu bạn càng tức giận, càng buồn phiền há chẳng phải đúng ý họ hay sao. Vì thế, bạn cứ im lặng xem diễn, đừng giận dữ, cũng đừng quá mức để ý làm gì. Hãy lấy “điếc” để đón nhận, đó mới là cách làm của người thông minh. Bởi thời gian sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa sự thật.

Tôi đã từng đọc qua một câu chuyện: Có một anh thanh niên muốn xuất gia. Trước khi xin vào chùa, anh đã hỏi sư thầy rằng: “Trên thế giới này nếu có người chửi rủa, bắt nạt, làm nhục, cười nhạo, lừa gạt, khinh ghét, coi thường con, thì con nên làm gì?"
Sư thầy đáp: “Cái con cần làm chính là chịu đựng anh ta, nhường nhịn anh ta, mặc kệ anh ta, cư xử đúng mực với anh ta, tránh xa anh ta, không để ý đến anh ta. Qua vài năm nữa, miệng người ta nói riết cũng sẽ chán, và họ sẽ đổi đối tượng tạo nghiệp khác, mà không còn chú ý đến con nữa. Như vậy, khẩu nghiệp của họ thì họ tự gieo lấy, tự trả nghiệp. Còn con, chỉ cần làm tốt chính mình là được”.
3. Bí quyết sống an nhàn: Lấy “nghiêm” để nhắc nhở, chấn chỉnh chính mình
“Nghiêm” ở đây ý chỉ sự nghiêm khắc, nghiêm tức và khắc khổ. Dù đối diện với khó khăn vẫn không nản lòng, không e ngại, chịu được cực khổ và một lòng hướng về phía trước.
Nếu bạn đem “nghiêm” đối đãi với người khác, rất dễ khiến người ta phản cảm. Nhưng nếu đem “nghiêm” áp dụng lên chính mình, thì nó lại biến thành loại thuốc tốt rèn luyện chúng ta trở nên sắc bén và xuất chúng hơn mỗi ngày.

Mệt không than, khổ không rên, đói tự kiếm ăn, khát tự kiếm nước. Những cực khổ mà chúng ta đã chịu sẽ rèn giũa chúng ta trở thành một con người mạnh mẽ, để sau này dùng đứng trước giông bão cũng sẽ không chùn bước, sợ hãi.
Xem thêm: Rèn giũa 3 thói quen này, không cần ô dù chống lưng bạn vẫn làm nên chuyện
Đọc thêm
Bí quyết thành công của người khôn ngoan là tránh đi “đường tắt”, bởi càng muốn đi tắt bạn càng dễ bước vào đường cụt, tự khiến bản thân lâm vào hoàn cảnh khốn khó.
Không chỉ đem lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm cho gia đình, anh Trần Công Danh còn trở thành "bà đỡ" giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo.
Trong số những đức tính tốt đẹp trẻ nhỏ cần trau dồi, tốt bụng và biết chia sẻ là những phẩm chất quan trọng hàng đầu. Để con trở thành người tử tế, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp để khuyến khích con.
Tin liên quan
Theo Đạo Phật, chữ Hiếu chính là kim chỉ nam soi đường cho những đứa con lầm lỗi tìm nơi quay về, nơi gia đình có cha mẹ bao dung, yêu thương.
Cổ nhân nói “Có 3 người tại nên sự giàu có trong gia đình”, ý là sự hưng thịnh phát triển của gia đình thường chịu ảnh hưởng của 3 người này. Vậy họ là ai?
Cổ nhân nói “Tuổi 40 muốn giàu có, đừng ngủ 3 giấc, đừng cầu 3 người”, chỉ khi hiểu được chân lý này thì cuộc sống của bạn mới không bị lãng phí.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.