Chữ Hiếu có nhân quả hay không?

Theo Đạo Phật, chữ Hiếu chính là kim chỉ nam soi đường cho những đứa con lầm lỗi tìm nơi quay về, nơi gia đình có cha mẹ bao dung, yêu thương.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện đáng suy ngẫm về chữ Hiếu

Có một gia đình nọ có người mẹ tuổi đã cao. Vì lớn tuổi nên chân tay lóng ngóng, cơm ăn chậm chạp và thường rơi vãi tứ tung ra bên ngoài.

Người con dâu và anh con trai lấy đó làm điều khó chịu, đối xử vô cùng tệ bạc với cha mẹ. Thường mỗi bữa ăn cho bà ngoài riêng một góc nhà, lấy những phần thức ăn xương xẩu phần mẹ.

Người mẹ nhìn thấy vậy đắng cay vô cùng. Nhưng vì tuổi cao sức yếu chỉ biết nương nhờ con cái nên mỗi ngày chỉ biết nuốt lệ  mà chan cơm. 

Chu-Hieu-co-nhan-qua-hay-khong-0

Cặp vợ chồng đó có sinh được một cậu con trai. Cậu con trai ngày nào cũng chứng kiến cảnh cha mẹ hắt hủi bà nội. Trong khi đó, bản thân cậu lại được cha mẹ nuông chiều hết mực.

Trong một lần ăn cơm, khi mẹ cậu gắt gỏng vì bà nội định gắp miếng ngon, đã dùng đũa hất chén cơm của bà. Đồng thời quát: "Bà già rồi, ăn chi mấy thứ đó, để con trẻ ăn mà lớn chứ". 

Cú hất đó khiến cho bát cơm của bà cụ rơi xuống. Cậu con trai thấy vậy hét lớn: "Mẹ không được làm vỡ bát của nội, bát đó, còn để sau này ba mẹ già con dùng cho ba mẹ ăn cơm đấy".

Nghe thấy vậy, người mẹ sững sờ...

Chữ Hiếu có nhân quả hay không?

Khổng Tử viết trong Hiếu Kinh: "Hiếu đức chi bổn dã, giáo chi sở do sanh dã”. Nghĩa là, hiếu là cái gốc của đạo đức, từ đó mà phát sanh ra mọi sự giáo hóa. “Thân thể, tóc da nhận từ cha mẹ, không dám hủy hoại”. Theo Kinh Đại Tập “hiếu đạo là đôn hậu gắng giỏi”. 

Theo Nhị Thập Tứ Hiếu thì đạo hiếu là lửa thiêng đã hun đúc tinh thần gia tộc. “Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết, thời suy ra trăm nết đều nên. Như thế người có hiếu thảo thương kính cha mẹ thì mới có thiện tâm tiếp xử tốt với người khác được.

Trong Đạo Phật, Hiếu thảo được nhắc tới là một trong những đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng hiếu thảo chắc chắn cuộc sống an yên, hạnh phúc. 

Vậy, chữ Hiếu có nhân quả hay không? Thưa là có. Hành động của chúng ta với cha mẹ mình hôm nay sẽ là tấm gương phản ánh cuộc sống của chúng ta khi về già. Nếu nhân quả kiếp này chưa báo, thì kiếp sau nhất định sẽ nhận.

Để trở thành một người con ngoan, có hiếu, Phật tử và những người tin tưởng Đạo Phật xin nhớ những lời dạy sau của Đức Phật về đạo làm con - chữ Hiếu:

1. Phụng thờ cha mẹ, hiếu với cha mẹ tức là kính Phật, phụng thờ cha mẹ như phụng thờ Phật vậy. 

2. Phật dạy 10 ân đức của đấng sinh thành: mang thai, sinh nở, lo lắng, bú mớm, nuôi nấng, chăm sóc, thương nhớ, vì con làm ác, mến thương trọn đời, nhường khô nằm ướt. Mỗi người phải ghi nhớ ơn sinh thành để luôn giữ lòng hiếu kính. 

Chu-Hieu-co-nhan-qua-hay-khong-8

3. Lời Phật dạy về đạo hiếu rất rõ ràng: Đạo Phật chính là đạo hiếu, hiếu là cốt lõi nền tảng của đạo Phật, người bất hiếu thì làm việc gì cũng khó, cúng dường 10 phương mà bất hiếu với cha mẹ cũng như không. 

4. Đền đáp ơn cha nghĩa mẹ, lóc thịt trả cha, lóc xương trả mẹ, cũng không thể nào đền đáp hết công ơn. 

5. Bất hiếu là tội nặng nhất trong các tội nặng: Trăm điều thiện, hiếu đứng đầu. Trăm điều ác, không gì bằng bất hiếu. 

6. Chữ hiếu có luật nhân quả. Vì vậy muốn con cái mình hiếu thuận với mình, tự bản thân phải có hiếu với bố mẹ. 

7. Phật tử càng phải đề cao chữ hiếu trong đời sống hằng ngày. 

8. Lời Phật dạy về chữ hiếu đề cao tình mẫu tử, bởi vậy mà có lễ Vu lan để mỗi người có thể lấy niềm còn mẹ mà vui, lấy niềm mất mẹ làm nỗi đau lớn nhất đời người.

9. Nghĩa mẹ là trời biển, bao kiếp người luân hồi, sữa mẹ mà ta uống còn nhiều hơn nước trong đại dương. 

10. Người làm tròn đạo hiếu cũng như là đã tu thành đạo Phật.

Xem thêm: Đức Phật đản sinh vào thế giới này nhờ hội đủ 5 nhân duyên gì?

Đọc thêm

Niệm Phật với mục đích nào cũng đáng khích lệ. Bởi nếu có niềm tin, có sự hành trì tinh tấn thì sẽ đều đạt được thành tựu, lợi ích.

Người niệm Phật thường bớt khổ đau hơn, vì sao vậy?
0 Bình luận

Trên đời này, trừ những người tật nguyền thì cũng có 1 đôi mắt. Nhưng không phải ai cũng có đôi mắt sáng đúng nghĩa để nhìn thấu tỏ sự đời. Vậy mới có câu "có mắt như mù".

'Có mặt như mù' dưới góc nhìn Đạo Phật
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất