Bị chồng bỏ vì gánh nợ cho mẹ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Dù thương chồng, muốn có cuộc sống gia đình hạnh phúc với chồng nhưng vì gánh nợ cho mẹ, Huyền đánh đổi cả hạnh phúc riêng của mình.

Khi Long và Huyền cưới nhau, anh hứa sẽ cùng cô xây dựng một mái ấm hạnh phúc, không làm một mình hoặc hưởng một mình, cũng không giấu nhau bất cứ điều gì.
Trong một năm đầu chung sống, Long và Huyền đã làm đúng như vậy, không rời nhau nửa nước. Hết giờ làm cả hai cùng nhau về nhà chuẩn bị bữa tối, ăn xong thì cùng nhau xem tivi rồi đi ngủ.
Cuộc sống gia đình hạnh phúc đến cuối năm thứ 2 thì bắt đầu xảy ra chuyện. Mẹ Huyền vỡ hụi, món nợ lên đến 3 tỷ đồng. Chủ nợ ghé nhà quấy phá khiến mẹ Huyền mất ăn mất ngủ, đành cầu cứu con gái. Huyền rất ngại nhưng cũng phải nói với chồng và được sự đồng ý của anh, cô rút khoản tiền tiết kiệm của hai người cho mẹ trả nợ. Tuy nhiên, khoản tiền đó chỉ giải quyết được một phần nhỏ của món nợ, nên mẹ Huyền vẫn ở trong tình trạng “khát tiền”.
Huyền không nỡ nhìn mẹ khổ nên nhịn ăn nhịn tiêu, chắt bóp mọi khoản chi trong gia đình để dành tiền cho mẹ trả nợ. Long biết chuyện nhưng không nói gì.

Vài tháng sau, Long rủ Huyền đi du lịch một chuyến nhưng cô từ chối với lý do công việc bận rộn. Nhưng Long biết vợ không muốn đi vì đang cần tiết kiệm trả nợ cho mẹ.
Long bàn với vợ bảo mẹ bán căn nhà để trả dứt món nợ rồi dọn sang ở với con gái và con rể. Anh nghĩ giải pháp đó là ổn nhất, có thể khiến vợ anh khỏi vất vả chắt chiu, lại có thể trả dứt nợ, không cần nơm nớp lo lãi mẹ đẻ lãi con.
Chẳng biết Huyền nói chuyện với mẹ thế nào mà mẹ vợ không chịu bán căn nhà hương hỏa. Sau đó, Huyền nhận thêm việc làm buổi tối, cô như thiêu thân lao vào kiếm tiền. Vất vả, bận rộn, căng thẳng nên khi về nhà Huyền không thể cười nói, âu yếm với chồng như trước. Nhìn vợ ngày càng phờ phạc, thoái thác cả chuyện sinh con khiến sự cảm thông trong Long dần chuyển sang bực bội. Tại sao Huyền lại không lo cho gia đình riêng mà chỉ tập trung lo cho mỗi mẹ đến mức mất hết cả thần hồn?
Long nghiêm khắc yêu cầu vợ chấm dứt việc gánh nợ thay mẹ, nhưng Huyền bảo cô không cứu bà thì ai cứu. Họ cãi vã việc này nhiều lần đến mức Long không chịu nổi, quyết định không đưa lương của mình cho vợ nữa. Anh cũng không nấu cơm mỗi khi Huyền đi làm về muộn. Anh đi ra quán ăn hoặc về nhà bố mẹ ăn tối, rồi ngủ ở đó. Bố mẹ Long gặng hỏi khi thấy con trai thường xuyên về nhà ăn tối, ngủ lại luôn luôn và cuối cùng họ cũng biết sự thật. Họ cũng không đồng tình với con dâu. Họ tìm cách gặp Huyền khuyên bảo, nhưng Huyền một mực không thay đổi.
Cực chẳng đã, Long chủ động đề nghị ly hôn. Huyền choáng váng, nhưng bản tính ương bướng, cô đã chấp nhận ký đơn. Vì mẹ, Huyền đánh đổi cả hạnh phúc riêng của mình.
Xem thêm: Giao bếp cho chồng kén ăn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Cuối năm, biết con dâu mất việc, mẹ chồng ở quê tức tốc lên ngay. Cứ tưởng sẽ bị bà trách mắng, chì chiết nào ngờ câu nói của bà khiến cô con dâu xúc động bật khóc.
Chị biết công việc của chồng căng thẳng, anh lại không ăn được cơm quán nên cố gắng chiều chồng, nhưng càng ngày chị càng thấy kiệt sức vì thói kén ăn của chồng.
Nhìn con dâu ngoan hiền, nhìn gia đình ngày càng hạnh phúc, bà Mai càng tin tưởng việc dạy dỗ của mình là đúng đắn, chân thành sẽ đổi lại chân thành.
Tin liên quan
Lời cổ nhân xưa nay vẫn có giá trị nhất định, thậm chí có những quan điểm vẫn còn áp dụng được đến hôm nay.
Cổ nhân đã để lại cho đời sau nhiều lời đúc kết ý nghĩa, có giá trị, trong đó có câu: "Người ta ta tham ba việc, bận vô ích".
Nếu muốn dứt khỏi những điều đó, đừng tìm đâu xa, hãy hướng vào tâm của mình, thay đổi góc nhìn, coi nhẹ nó và buông bỏ…
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.