Bát chè đỗ đen – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Bát chè đỗ đen khiến tôi đau đầu suy nghĩ cả đêm qua, vừa hối hận vừa tự trách bản thân, vừa cay đắng uất ức khi nhớ lại những lời nói nặng nề của con dâu…

Sáng hôm qua, cháu nội tôi 4 tuổi bị sổ mũi, ho hắng, mẹ cháu lo nên để cháu ở nhà cho tôi trông. Thằng bé rất ngoan, tự ngồi chơi đồ chơi của mình, không nghịch ngợm, quậy phá gì.
Hai bà cháu ở nhà yên bình cho tới buổi trưa cháu ngủ dậy bảo thèm chè đỗ đen. Món này tôi nấu nhiều lần rồi và khá ngon nên dự định nấu một nồi lớn để con trai với con dâu về ăn luôn.
Nấu xong tôi múc ra một bát nhỏ, để nguội cho cháu trai ăn trước rồi đi nấu cơm chiều. Đang ngồi ăn chè thằng bé bỗng khóc ré lên, tôi giật mình chạy lên xem thì thấy bát chè nằm lăn dưới nền nhà, đổ ra lênh láng, cháu trai thì ôm miệng khóc, máu chảy thấm đỏ cả bàn tay. Tôi hốt hoảng nhìn xem miệng cháu làm sao thì thấy bên trong má có một miếng nhựa cứng sắt cạnh, nhỏ bằng nửa móng tay cái đang cắm vào. Tôi run rẩy, một tay giữ đầu cháu, một tay kéo miếng nhựa ra, máu chảy ào ạt khiến tôi muốn ngất xỉu đi vì vừa xót cháu, vừa sợ hãi.
Tôi lấy nước cho thằng bé xúc miệng rồi chèn miếng bông vào vết rách. Trong lúc tôi đang chuẩn bị đưa cháu ra phòng khám thì con trai và con dâu đi làm về. Thấy tiếng con khóc, vợ chồng nó dựng vội xe chạy vào nhà. Nhìn thấy cảnh tượng lộn xộn, con dâu to tiếng hỏi: “Cháu bị làm sao thế bà? Bo đau ở đâu hả con?”.

Lúc biết nguyên nhân, con dâu liền co mày nhìn tôi, giọng trách cứ: “Bà làm ăn kiểu gì thế? Bà định hại cháu hay sao mà cho cả mảnh nhựa vào chè?’.
Tôi nghe vậy không kìm nén được hai mắt rưng rưng. Con trai tôi liền quát vợ: “Em ăn nói kiểu gì thế? Đã biết nguyên nhân đâu mà ăn nói hồ đồ, hỗn hào với mẹ thế?”.
Con dâu tôi nghe vậy thì gườm mặt kiểm tra vết thương của cháu, miệng không ngừng lẩm bẩm những câu oán trách. Con trai tôi vào bếp kiểm tra, một lúc sau cầm lọ đường đi ra, chỉ vào mảnh vỡ trên miệng lọ nói: “Lọ đường bị vỡ đây này, chắc mẹ không chú ý nên đổ đường vào chè thằng bé ăn phải nên bị vậy. Bà có cố tình đâu mà em ăn nói như thế”.
Con dâu nghe vậy thì vùng vằng, nói không cả chủ ngữ: "Nấu ăn không chú ý gì cả. Già cả mắt kém thì càng phải cẩn thận chứ. Trông cháu có một ngày đã dằn mặt nhau rồi".
Con trai tôi nhảy bổ lên định tát vợ, may mà tôi ngăn kịp, kẻo chuyện lại lớn hơn. Nhà cửa rối tung lên, tôi ngồi chết lặng một chỗ, con dâu thì ôm cháu trai xuýt xoa, con trai tôi thì đùng đùng tức giận bỏ ra ngoài mua thuốc. Cháu gái lớn đi học về nhìn thấy cảnh tượng như vậy thì âm thầm dọn dẹp rồi nấu cơm.
Đến bữa, cháu gái dọn cơm rồi mời tôi ra ăn nhưng tôi không nuốt nổi. Cháu an ủi bảo: “Bà đừng suy nghĩ nhiều, có phải lỗi của bà đâu, chuyện không may thôi”, song tôi vẫn không ngừng tự trách mình. Tôi cũng buồn lòng bởi câu nói của con dâu, trằn trọc cả đêm không ngủ được.
Xem thêm: Tình bạn đúng nghĩa – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
Mình ngồi ở viện bật khóc gọi cho bố, lúc nghe tiếng mình nức nở bố chỉ nhẹ nhàng an ủi: “Thôi về đây với bố, bố nuôi chị". Câu nói của bố như cọng rơm cứu mình khỏi dòng nước xoáy.
Tôi nhìn 2 mẹ con chị bán vé số tất tả rời khỏi bệnh viện mà lòng nhẹ nhõm. Cảm ơn chị đã bán cho tôi 20 ngàn niềm vui.
Nhìn hộp cơm nguội ngắt trên tay cha, một người đàn ông đã trưởng thành như nó cuối cùng cũng không kìm chế được nước mắt, òa lên nức nở… cha ơi!
Tin liên quan
Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.
Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...
Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.