Trí tuệ cổ nhân: 9 đặc điểm khác biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Quân tử và tiểu nhân rốt cuộc khác nhau ở điểm nào? Dưới đây là 9 đặc điểm nổi bật để phân biệt điều đó.

Nguyễn Thanh Thủy Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một người quân tử luôn thể hiện mình hiểu chân lý cuộc đời, dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể giữ vững đạo nghĩa. Còn tiểu nhân coi đức hạnh là trò viển vông.

9-dac-diem-khac-nhau-giua-tieu-nhan-va-quan-tu
Quân tử lòng dạ rộng lớn thoáng đãng, tiểu nhân thường lo sợ bất an

1. Nhìn nhân phẩm: Quân tử cầu mình, tiểu nhân cầu người

Quân tử yêu cầu là chính mình, tiểu nhân yêu cầu là người khác. Quân tử tự nhiên biết phản tỉnh, có phẩm chất tự lập tự cường, tự tìm thiếu sót của mình, từ đó cải chính khuyết điểm từ từ tiến bộ.

Còn tiểu nhân thì không bao giờ suy xét bản thân mình, luôn đẩy sai lầm và trách nhiệm cho người khác, còn bản thân mình mãi không tiến bộ.

2. Xem lựa chọn: Quân tử kiên định, tiểu nhân dễ thay lòng

Khi quân tử đến bước đường cùng, vẫn sẽ kiên trì nguyên tắc của mình; tiểu nhân thì ngược lại, sẽ lập tức làm xằng làm bậy. Có thể ở trong hoàn cảnh nghèo khó khốn khổ mà vẫn giữ vững nguyên tắc và điểm giới hạn không chỉ là điều mà quân tử khác biệt với tiểu nhân, mà còn là sự khác biệt giữa chân quân tử và ngụy quân tử.

3. Xem giao hữu: Quân tử kết giao không câu kết, tiểu nhân câu kết không kết giao

Quân tử bất kể là kết giao với ai cũng đều có thể công tâm đối đãi, không kéo bè kết phái; tiểu nhân thì luôn lập phe phái bài xích những ai đối lập với mình.

4. Xem Trí tuệ

Trí tuệ không chỉ nói đến sự thông minh, khôn khéo, ứng biến giỏi hay học thức cao. Rất nhiều người học cao, thông minh nhưng vẫn chưa đạt đến cảnh giới “quân tử”. Ngoài ra, nhiều kẻ khôn vặt, giảo hoạt, dù có được trí thông minh thì cũng chỉ là kẻ tiểu nhân đắc chí.

Trí tuệ của người quân tử đôi khi không biểu hiện ra ngoài trong những hoàn cảnh bình thường, chỉ như mặt nước hồ thu không mảy may gợn sóng.

Trí tuệ của họ không phải là cái khôn nhất thời để chiếm đoạt lợi ích cho mình mà là trí huệ cao xa, lòng dạ quang minh chính đại, khoan dung độ lượng.

Quân tử lấy tĩnh chế động, bình ổn, hoà ái trong tâm. Tiểu nhân lấy động chế động, càng làm càng hỏng việc, luôn bứt rứt, lo nghĩ chẳng yên. Trí tuệ của người quân tử là để làm lợi cho người, cho quốc gia. Trí khôn của kẻ tiểu nhân thì chỉ một mực chăm chăm vụ lợi cho mình.

5.Xem lời nói và hành vi

Lời người quân tử nói ra có sức nặng như núi Thái Sơn. Có câu: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy” (quân tử nói một lời, bốn ngựa khó đuổi). Chính là nói một lời khi phát ra thì đã không thể thu lại, cũng là nói lời của người quân tử rất uy tín, không thể thay đổi.

Người quân tử “hòa” mà không “đồng”, kẻ tiểu nhân “đồng” mà không “hòa”. Ý nói rằng, người quân tử nói chuyện bằng tâm thái hòa ái, bao dung nhưng không ba phải, hùa theo người khác. Còn kẻ tiểu nhân thì đoán ý người khác để phụ họa lời theo mà trong lòng lại có bụng khác, nham hiểm khó lường.

Người quân tử tiếp nhận, bao dung hết thảy ý kiến bất đồng, cũng không giấu giếm lòng mình, bộc trực thẳng thắn ngay từ lời nói. Nhưng kẻ tiểu nhân thì luôn giấu kỹ suy nghĩ của mình, bằng mặt mà không bằng lòng.

6. Xem khí chất

Khí chất của người quân tử lâu nay vẫn là vấn đề nhiều người bàn luận. Nhưng khái quát lại, thì khí chất ấy có thể tóm lại trong mấy câu: Không sợ kẻ mạnh, chở che kẻ yếu, uy vũ không khuất phục, giàu sang không tha hóa, bần hàn không chuyển lay.

9-dac-diem-khac-nhau-giua-tieu-nhan-va-quan-tu
Quân tử coi trọng đạo nghĩa, còn tiểu nhân coi trọng lợi ích

Người ta thường nhầm tưởng người quân tử thì phải có khí chất kiêu ngạo, coi mình là độc nhất giữa đất trời. Nhưng kỳ thực đó chỉ là cái khí độ của kẻ thất phu, coi trời bằng vung. Người quân tử ung dung, bình thản, sống hợp đạo Trời, thuận theo lòng người mà vẫn nhận được sự tôn kính tột bậc.

Người quân tử trang trọng trong ăn mặc, bình thản trong tâm hồn, không làm chuyện thất thố, thái quá. Còn kẻ tiểu nhân thì khoe mẽ, thùng rỗng kêu to, tâm hồn xáo động như khỉ nhảy nhót, như ngựa chạy rông, chẳng lúc nào yên.

Nhưng  tiểu nhân thì lại giấu giếm cách nghĩ của mình, hoặc không có quan điểm, chỉ quen nhìn nhận phiến diện, đón ý nói hùa, phụ họa cho người khác, gió chiều nào thì xuôi theo chiều ấy, miễn là có lợi cho mình.

7. Xem truy cầu: Quân tử lo đại sự, tiểu nhân lo ấm thân

Quân tử có đạo đức cao thượng, ý chí rộng lớn, tầm mắt khoáng đạt, trăn trở về các vấn đề của xã hội, quốc gia đại sự. Còn tiểu nhân thì bụng dạ nhỏ hẹp chỉ tìm cách mưu lợi cho bản thân và gia đình. Quân tử và tiểu nhân suy nghĩ khác nhau, lựa chọn hành động cũng khác nhau, kết quả cuối cùng cũng là khác biệt một trời một vực.

8. Xem tấm lòng: Quân tử thoáng đãng, tiểu nhân ưu tư

Quân tử lòng dạ rộng lớn thoáng đãng, tiểu nhân thường lo sợ bất an. Mà tấm lòng rộng lớn cũng không phải hoàn toàn là thiên tính, mà cần phải thông qua rèn giũa tu dưỡng.

Khổng Tử nói: “Tri giả bất hoặc; nhân giả bất ưu; dũng giả bất cụ”, tạm dịch: Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi. Quân tử tấm lòng bao dung có thể tha thứ, không oán hận. Tiểu nhân trong nội tâm sáo động, luôn lo sợ bất an.

9. Xem chí hướng: Quân tử hướng lên, tiểu nhân nhìn xuống.

Quân tử hướng lên, hiểu nhân nghĩa; tiểu nhân hướng xuống, truy cầu danh lợi. Hướng lên tức là hướng thiện, không ngừng sửa chữa thiếu khuyết, sai lầm, tìm cầu đạo nghĩa; hướng xuống là không biết sửa đổi, không biết tu thân dưỡng tính, ngày càng chán chường.

Theo thiện sẽ lên, theo ác sẽ đổ, đi lên luôn khó khăn hơn, phải cố gắng nhiều, phó xuất nhiều; hướng xuống rất dễ dàng, nhưng kết quả lại là hủy diệt chính mình.

Cổ nhân dạy thì cấm có sai: "Lưng rùa, eo rắn, liếc xéo nhìn ngang, toàn kẻ tiểu nhân tránh xa trăm lần"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Có người nói, người biết cách buông bỏ những ham muốn, muộn phiền, ấy là người hạnh phúc nhất. Tất thảy khổ đau trong đời không phải là do người khác mang đến mà là do bạn tự tạo ra cho chính mình. Biết cách buông bỏ sẽ giúp cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn.

Học cách sống buông bỏ cho cuộc đời an yên
0 Bình luận

Với nhiều người, cafe là một cách để làm chậm lại nhịp sống vội vã. Dưới đây là những câu nói hay về cafe được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Hãy cùng theo dõi và cảm nhận !

Những câu nói hay về cafe, nhân sinh và cuộc sống
0 Bình luận

Ở thành phố Đà Lạt yên ả, có một quán trà thơ mộng mang tên "Quán của Thời Thanh Xuân", là mái nhà chung của nhiều bạn trẻ câm điếc, là chốn an yên của người trẻ giữa cuộc sống xô bồ.

'Quán của Thời Thanh Xuân' và chốn an yên cho người trẻ giữa cuộc sống xô bồ
0 Bình luận

Tin liên quan

Khi bạn đang gặp bế tắc về một vấn đề nào đó, tình yêu, công việc hoặc những mối quan hệ xã hội? Đừng quên lắng nghe những lời Phật dạy trong cuộc sống. Vào những giây phút bạn thấy mệt mỏi nhất, chắc chắn những lợi dăn dạy này sẽ giúp bạn tìm thấy được hướng đi cho riêng mình.

Lời Phật dạy trong cuộc sống: Kim chỉ nam giúp bạn tìm ra con đường của riêng mình
0 Bình luận

Vô thường là một thuật ngữ quen thuộc trong đạo Phật, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa luật vô thường trong cuộc sống thường ngày.

Vô thường là gì? Hiểu đúng về ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống
0 Bình luận

Khi bạn đang gặp bế tắc về một vấn đề nào đó, tình yêu, công việc hoặc những mối quan hệ xã hội? Đừng quên lắng nghe những lời Phật dạy trong cuộc sống. Vào những giây phút bạn thấy mệt mỏi nhất, chắc chắn những lợi dăn dạy này sẽ giúp bạn tìm thấy được hướng đi cho riêng mình.

Lời Phật dạy trong cuộc sống: Kim chỉ nam giúp bạn tìm ra con đường của riêng mình
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất