Vợ vắng nhà – Câu chuyện nhân văn cảm động
Vợ vắng nhà, ông cứ đi loanh quanh, vườn rau chẳng buồn chăm bẵm, thể dục cũng không có hứng đi… thời gian lê thê như đi ra đảo, vẽ lọ mọ nhếch nhác hiện rõ trên gương mặt ông.

Ngày con dâu đẻ ông bà mừng lắm, cứ nghĩ đến việc nào là nhà thêm người, không còn đơn độc nữa,… là thấy hạnh phúc vô cùng. Bà thu xếp lên thăm con chăm cháu một tuần rồi lại về. Sau đó thỉnh thoảng ông bà lại bắt xe lên thăm cháu nội.
Cháu nội được 1 tuổi, con dâu đi làm, vợ chồng nó cũng thuê giúp việc nhưng đã 2 người rồi vẫn không vừa ý, đành cho nghỉ việc hết. Trong thời gian chờ kiếm người làm mới, cậu con trai cầu cứu mẹ, năn nỉ ỉ ôi: “Bà nội lên trông cháu thì tụi con mới yên tâm đi làm”. Có lời của con, ông đành để bà quyết định, không can thiệp vào. Bà áy náy để ông lại một mình dưới quê, nhưng “thương con thì non mọi nhẽ”, thế là ông đành vò võ chấp nhận vợ vắng nhà.
Bao năm ông bà sống hòa thuận, đầm ấm bên nhau, cô con gái lớn lấy chồng xa, cậu con trai út cũng lấy vợ rồi ở hẳn thành phố. Ông bà cứ vậy, sáng thức giấc lại đi tập thể dục cùng nhau, nấu ăn đơn giản với rau nhà trồng được. Nhà có mảnh vườn nhỏ, ông cuốc đất, bà nhổ cỏ, trồng rau nuôi già, cuộc sống giản dị mà hạnh phúc lắm.

Vợ vắng nhà, ông cứ đi loanh quanh, vườn rau chẳng buồn chăm bẵm, thể dục cũng không có hứng đi, nấu cơm một lần ăn 3 bữa cho có, nếu không có lũ chó thì ông đã úp bát mì ăn cho xong. Tối đến ông bật tivi xem một chút rồi lại chán tắt đi, được một lúc lại thấy buồn xong bật lên xem tiếp. Cứ vậy một ngày trôi qua vô cùng buồn tẻ. Một tuần, hai tuần rồi ba tuần, thời gian lê thê như đi ra đảo, vẽ lọ mọ nhếch nhác hiện rõ trên gương mặt ông.
Điện thoại reo, ông vui mừng bắt máy. Giọng bà vui vẻ nói: “Tui đã tập cho cô giúp việc xong hết công chuyện rồi. Tuần sau tui về với ông!”.
Chao ôi, nghe bà về ông sung sướng hệt như ngày đón bà về làm dâu. Ông cứ đi ra đi vào mà tủm tỉm, lên kế hoạch dọn nhà, dọn vườn cho tươm tất. Dãy tường vi trước sân đang nở rộ khoe sắc, chậu thạch thảo điệu đà đang mẩy nụ, khóm hồng màu tro hoa hồng bà thích cũng đang nở rực rỡ, cỏ lác trong vườn thì chỉ một ngày là dọn sạch, gà đẻ đều cũng đã được một khay để ra nhặt vào..... Ông đếm từng ngày rồi miệng lẩm bẩm: “Nó có vợ thì mình mất con, nó có con thì mình mất vợ”.
Thế rồi chờ mãi cũng sang tuần, nhưng "Bà nó ơi, sao mãi chưa về thế?". Ông thức dậy từ sớm, quét sân đến mấy bận, bắt ghế ra cổng ngồi ngóng bà. À, đây rồi, có tiếng xe của con ông, có thế chứ. Ông thầm nghĩ từ giờ thì tui không cho bà đi đâu nữa hết, buồn chết, nhớ chết mất thôi.
Sưu tầm
Xem thêm: Hành xử cao thượng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Chỉ là một bát mì bình thường, nhưng đôi khi với khác đó lại bữa ăn thịnh soạn, giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên. Trên đời này vẫn còn rất nhiều người tốt!
Sáng ra, chị quyết định bằng giá nào mình cũng phải chấm hết cuộc tình trái ngang này, trở về nhà cũ, trở về cuộc sống bình yên trước đây. Chị thật sự đã hối hận lắm rồi!
Lắng nghe câu chuyện của em tôi cũng chỉ biết thốt lên “Trách ai bây giờ?”. Đâu chỉ riêng em mà hàng trăm, hàng ngàn cô gái Việt ngoài kia cũng đang ngập ngụa trong những đắng chát này!
Tin liên quan
Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".
''Nghèo gặp 3 người, thì mã đáo thành công'' - 3 người đó là ai? Câu nói này giờ còn đúng không?
Trong nhân tướng học, người đàn ông nào sở hữu 5 nét tướng này chắc chắn là người không chung thủy, chớ nên đồng ý kết hôn.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.