Trách ai đây – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Lắng nghe câu chuyện của em tôi cũng chỉ biết thốt lên “Trách ai bây giờ?”. Đâu chỉ riêng em mà hàng trăm, hàng ngàn cô gái Việt ngoài kia cũng đang ngập ngụa trong những đắng chát này!

Tôi không có thói quen giao lưu với những người ngồi cạnh trên máy bay, nhưng vẫn lướt mắt để ý một chút. Hôm nay tôi ngồi cạnh một anh người Tàu, sồn sồn, bụng to, đầu hói. Lướt qua thì thấy anh đi cùng với một cô gái trẻ, gương mặt rất đẹp, chắc có lẽ là người Việt. Cả hai nói tiếng Tàu nên tôi cũng chẳng nghe hiểu gì.
Trong lúc đang thiu thiu ngủ, tôi bỗng giật mình vì mấy cái vỗ nhẹ. Là cô gái đi cùng ông người Tàu. Nhìn qua, tôi thấy ghế cạnh mình đang trống. Với vẻ mặt căng cứng, cô ấy chồm qua đưa cho tôi cái gì đó giấu trên tay, thì thảo hỏi: “Anh là người Việt phải không?”.
Tôi gật đầu, nói nhẹ: “Đúng rồi em!”.
“Anh làm ơn cầm giúp em cái này đi. Cầm lẹ đi anh”, giọng rất gấp gáp.
Nhìn ánh mắt và giọng nói khẩn cầu của cô gái, tôi quyết định cầm lấy. Nhìn xuống thì thấy đó là tiền, 200 đô la Mỹ. Tôi giật mình hỏi lại: “Trời ơi! Cái gì vậy em?”.
“Anh cất vô liền đi. Em đọc số điện thoại má em, anh nhớ rồi chuyển số tiền này cho má em giúp nha anh”, cô ấy vừa đưa mắt nhìn xuống cuối khoang tàu vừa nói.
Tôi lấy điện thoại ra và làm theo lời cô ấy như một cái máy. Xong việc, tôi thắc mắc hỏi: “Sao em không đợi qua đến Hong Kong rồi nhờ dịch vụ chuyển về?”.

“Không được đâu anh ơi, em khổ lắm. Em lấy chẳng này là người Tàu Mã Lai, nó đi đâu cũng bắt em đi cùng. Ở nhà thì em cũng không được tự ý đi ra ngoài, như ở tù vậy đó. Tính nó hay ghen lắm, đánh đập em hoài. Nè anh nhìn xem, tay em còn vết bầm đây này. Nó mới qua Sài Gòn công tác rồi gọi má em ở dưới quê lên, cho má được có 1 triệu bạc. Còn 200 đô này là em mới ăn cắp của nó đó”, giọng cô buồn rầu nói.
Tôi nghe xong thì hoảng hốt: “Trời, nó biết rồi làm sao?”.
“Em liệu được anh ơi, yên tâm”, cô cười cười nói.
Sau khi cất tiền vào túi xách, kéo khóa kỹ lại, tôi hỏi em thêm một câu: “Thế sao em không bỏ về Việt Nam?”.
Em nghèn nghẹn: “Bỏ đi thì dễ, nhưng em đâu thể bỏ con mình được anh. Nhiều lúc khổ quá, bất lực quá em muốn ôm con nhảy lầu luôn cho xong”.
Tôi lắc đầu, giọng hoảng hốt: “Thôi em ơi, không được, đừng nghĩ vậy nghe. Em nhớ là còn ba má chờ ở quê!”.
Nói tới đây thoáng thấy cái đầu hói vừa hú ra khỏi phòng vệ sinh, tôi liền nhắm mắt lại.
Tôi vừa tiếp tay cho một vụ ăn cắp. Nhưng 200 ngàn, 20 chục ngàn hay 2 ngàn cũng chẳng thể bù đắp được cho những đòn roi, tủi nhục mà em phải chịu đựng. Trách ai đây bây giờ… đâu chỉ riêng em mà có hàng trăm, hàng ngàn những cô gái Việt ngoài kia cũng đang ngập ngụa trong những đắng chát này.
Đọc thêm
Chỉ là một bát mì bình thường, nhưng đôi khi với khác đó lại bữa ăn thịnh soạn, giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên. Trên đời này vẫn còn rất nhiều người tốt!
Sáng ra, chị quyết định bằng giá nào mình cũng phải chấm hết cuộc tình trái ngang này, trở về nhà cũ, trở về cuộc sống bình yên trước đây. Chị thật sự đã hối hận lắm rồi!
Đọc bức thư con trai gửi người mẹ mới thấm thía: Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm. Thật đáng thương cho cái tâm của người làm cha mẹ.
Tin liên quan
Những người có lòng tham thì lúc nào cũng thích lợi dụng người khác. Đối với họ, tình bạn chẳng là gì cả. Vì thế cổ nhân mới dặn phải tránh bằng mọi giá.
Trong nhân tướng học, người đàn ông nào sở hữu 5 nét tướng này chắc chắn là người không chung thủy, chớ nên đồng ý kết hôn.
Sống ở đời nên nhớ, tâm hại người thì không nên có, nhưng tâm đề phòng người nhất định phải có.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.