Nụ hôn tại tòa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Nụ hôn tại tòa của anh chị khiến nhiều người rơi nước mắt. Tình yêu đôi khi cũng nghịch lý như vậy, người ta xa nhau không phải vì hết yêu mà là để người kia không đau khổ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáng hôm đó, người ta vẫn thấy anh dắt chiếc xe máy quen thuộc ra khỏi nhà, tay cầm bảo hiểm, đứng đợi vợ khóa cửa cổng. Chị vừa đến chỗ xe máy, anh mỉm cười trìu mến, tự tay đội, cài quai mũ bảo hiểm cho vợ. Lần nào cũng vậy, trước khi nổ máy anh đều quay lại hỏi: “Em xong chưa, anh đi nhé!”.

Hình ảnh đó, ngót 10 năm nay rồi, cả khu phố ai nấy cũng đều quen thuộc. Nhưng khác với mọi lần, mọi người đi ngang qua thấy cảnh ấy sẽ tếu táo trêu đùa vài câu như: “Đôi bồ câu đi làm đấy à?”, hôm nay ai nấy đi ngang qua đều giấu một cái nhìn ái ngại. Chẳng ai dám hỏi điều gì, cũng chẳng dám gọi với theo. Mọi người cứ thế lặng lẽ khép cánh cửa nhà mình lại để không làm anh chị phải khó xử.

Anh chị làm vợ chồng với nhau đến giờ cũng được gần 10 năm. Tổ ấm bé nhỏ ấy sẽ trọn vẹn hơn nếu có thêm tiếng cười nói của trẻ thơ. 10 năm chung sống, anh chị chẳng có lấy một câu to tiếng, gằn hắt. Mỗi lần nhìn anh chị, người ta có cảm giác như anh chị đã vội vã yêu vì sợ ngày mai không còn được bên nhau nữa. Thế anh, những ai tiếp xúc và biết về anh chị đều ngưỡng mộ và ghen tỵ vì tình yêu quá lớn mà cả hai dành cho nhau.

Nhưng mấy ai biết rằng, gần 10 năm nay, anh chị vật lột đi chữa trị khắp nơi để cầu một mụn con. Nhưng sự mong mỏi ấy gần như vô vọng khi bác sĩ kết luận chị không có khả năng sinh sản. Nỗi đau cứ thế lớn dần, lớn ngang với tình yêu mà anh chị dành cho nhau.

nu-hon-tai-toa-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Anh là con trai độc đinh của gia đình và dòng họ. Trách nhiệm nối dõi tông đường là điều anh không có cách nào giũ bỏ được. Bố mẹ anh biết chuyện cũng nín nhịn chờ đợi xem anh chị có cách giải quyết nào tốt hơn cho tương lai sau này của cả một dòng họ. Nhưng ngoại trừ việc anh chị vẫn hạnh phúc, vẫn yêu nhau say đắm thì chẳng có chuyển biến nào tích cực cả.

Một buổi tối nọ, bên ngoài đang mưa rất to, chị ngồi trên ghế, tay không ngừng đan chiếc khăn len màu xanh: “Anh này…”.

“Sao thế em?”, anh ngừng đọc cuốn sách trên tay, ngước lên nhìn chị.

“Mình ly hôn nhé!”, tay chị vẫn đan nhanh thăng thoắt, đôi mắt chị vẫn chăm chú nhìn vào từng mũi đan, gương mặt điềm tĩnh lạ thường.

Sự dửng dưng của chị làm anh thấy sợ: “Sao lại như thế? Anh không hiểu? Em bị áp lực từ phía gia đình anh đúng không? Anh không muốn thì ai bắt được mình. Hay chúng mình xin con nuôi nhé…”.

Chị không nói gì, cứ tiếp tục đan len. Đến khi cuộn len hết sợi, chị ngước lên nhìn anh trìu mến: “Không phải áp lực từ phía ai, cũng chẳng phải em hờn giận hay oán trách gì. Em chỉ nghĩ là đã đến lúc rồi. Em quyết định rồi, nếu anh yêu em thì đồng ý nhé, đừng để em cả đời phải sống trong nỗi dày vò. Không thể có con đã là một điều đau đớn đối với em, nhưng nếu bắt người em yêu phải chịu cùng nỗi đau ấy thì em còn thấy tồi tệ hơn nữa. Em nghĩ việc ly hôn sẽ giúp em không phải đau khổ, mệt mỏi nữa. Em sẽ tìm cho mình những điều lý thú khác thay vì ngồi bên anh và cảm thấy tội lỗi. Còn anh, anh cũng có thể tìm cho mình một cơ hội khác, một người tốt hơn em”.

Ước muốn của chị tối hôm đó đã được anh thực hiện. Anh không phải kẻ dứt tình nhanh chóng, mà chỉ là anh hiểu cảm giác đau khổ và bất lực mà vợ đang phải trải qua. Vì hiểu, vì yêu nên anh mới đồng ý ly hôn. Anh không nghĩ cho mình mà chỉ muốn vợ được giải thoát khỏi áp lực mà bao năm qua cô ấy phải chịu.

Đêm trước khi ra tòa, anh chị vẫn nằm bên nhau, anh vẫn ôm chị ngủ như không hề có chuyện chia ly của ngày mai.

Ở tòa, trước khi chính thức ly hôn, người ta hỏi anh chị có muốn nói gì với nhau không thì anh chị nhìn nhau trìu mến. Sau đó, anh sự ngỡ ngàng của mọi người anh tiến tới đặt lên môi chị một nụ hôn. Chị khẽ nhắm mắt và đón nhận, như tuổi 20 chị yêu anh lần đầu.

Đôi mắt chị đỏ hoe, nghẹn ngào nói: “Cảm ơn anh vì đã đồng ý ly hôn để em không còn bị bủa vây bởi những cảm giác đầy tội lỗi”.

Ra khỏi tòa, anh lầm lũi dắt xe máy, còn chị gọi một chiếc taxi đi về. Hai người rẽ về hai hướng khác nhau…

Xem thêm: Gặp lại tình cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Chuyện 3 đôi dép nghe qua thì đơn giản, nhưng ngẫm nghĩ kỹ lại hắn mới nhận ra bao lâu nay hắn đã quá vô tâm với người đã sinh thành dưỡng dục mình.

3 đôi dép – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Chỉ với một bài học đơn giản thông qua việc chọn tách cà phê, người thầy đã giúp những người học trò của mình nhận ra nhiều điều trong cuộc sống.

Tách cà phê cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tôi gục đầu đau đớn nhận ra hai từ “khẩu nghiệp!” sau khi đọc bức thư chồng gửi. Bây giờ tôi còn có thể sửa chữa sai lầm này được không?

Bức thư gửi vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

''Nghèo gặp 3 người, thì mã đáo thành công'' - 3 người đó là ai? Câu nói này giờ còn đúng không?

Cổ nhân dặn: 'Nghèo gặp 3 người thì mã đáo thành công'
0 Bình luận

Trong nhân tướng học, nhìn vầng trán có thể đoán được phần nào tính cách cũng như vận mệnh con người.

Cổ nhân nói: Người có trán hình này, không sớm thì muộn cũng giàu 'nứt đố đổ vách'
0 Bình luận

Khổ ải, ít giãi bày; sung sướng, ít tung hứng. Tu thân tích đức, hoàn thiện chính mình, trầm lặng an ổn mà sống mới là chí hướng cuộc đời.

Cổ nhân nói: 'Kẻ tầm thường thích cầu người, đại trí cầu chính mình'
0 Bình luận


Bài mới

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 11 giờ trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 15 giờ trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đề xuất