Tư duy của tầng lớp thượng lưu: Làm ít hưởng nhiều mới là chân lý!

Tư duy của tầng lớp thượng lưu chính là thứ tạo ra khoảng cách giàu nghèo, muốn thoát khỏi nghèo khó việc đầu tiên cần làm chính là học hỏi chân lý của những người giàu có.

Diệu Nguyễn
17:30 07/04/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tác giả Steve Siebold là một giảng viên nổi tiếng thế giới về lĩnh vực phát triển sự nghiệp cá nhân. Khi còn trẻ, ông đã quyết tâm thoát khỏi nghèo khó và sống một cuộc đời khiến nhiều người ngưỡng mộ. Kể từ đó, ông luôn nuôi tham vọng làm giàu và trong 26 năm, Steve đã liên tiếp phỏng vấn các doanh nhân và tỷ phú hàng đầu thế giới, rồi tích hợp phương thức tư duy của họ và đem nó đi đối chiếu với tầng lớp trung lưu.

Tu-duy-cua-tang-lop-thuong-luu-Lam-it-huong-nhieu-moi-la-chan-ly-1

Sau một thời gian dài tích cực tìm hiểu, cuối cùng Steve đi đến kết luận: “Khoảng cách giữa người giàu và người bình thường không phải do kinh nghiệm sống hay cơ hội mà là ở cách họ nhìn nhận vấn đề với tư duy hoàn toàn khác”.

Trong cuốn sách "How Rich People Think" của mình, Steve Siebold đề cập đến 100 chủ đề để chỉ ra đâu là khoảng cách tư duy của tầng lớp thượng lưu và số còn lại. Trong tất cả các chủ đề ấy có thể gói gọn chúng thành 5 nhóm chính.

1.   Người bình thường tiết kiệm tiền, tầng lớp giàu có chuyên tâm kiếm tiền

Đầu tiên, Steve Siebold phân tích rằng tầng lớp trung lưu bình thường dành quá nhiều thời gian cho các chương trình giải trí và thậm chí trong quan niệm của nhiều người: Cuộc sống là để tận hưởng. Trong khi đó, đại đa số những người giàu có coi trọng việc tiết kiệm tiền cũng như việc đầu tư. Họ dành nhiều thời gian và công sức cho các dự án kiếm tiền của mình và không ngừng học hỏi, làm việc. Trong cách tư duy của tầng lớp thượng lưu, họ không xem đó là công việc mà là họ đang tận hưởng sở thích cá nhân của mình.

Tu-duy-cua-tang-lop-thuong-luu-Lam-it-huong-nhieu-moi-la-chan-ly-2

Ngoài ra, Steve cũng nhắc nhở những người dành thời gian và sức lực để “săn” các phiếu giảm giá, làm việc chăm chỉ nhưng lại không dám đầu tư tiền, họ thường bỏ qua những cơ hội kiếm tiền tuyệt vời. Ngược lại, những người giàu có dù có đối mặt với sóng gió, khủng hoảng tài chính họ vân dồn hết tâm trí để tính toán làm sao để kiếm được khoản lợi nhuận nhiều nhất có thể.

2.   Tầng lớp trung lưu nghĩ rằng càng làm việc chăm chỉ thì càng nhiều của cải, tư duy của tầng lớp thượng lưu lại cho rằng càng nhiều ý tưởng hay thì lợi nhuận càng cao.

Ở góc độ công việc, Steve Siebold chỉ ra rằng, tầng lớp trung lưu tin vào nguyên tắc sống “không nỗ lực, không vụ lợi”. Trong khi đó, tầng lớp thượng lưu lại tin rằng muốn tích lũy tài sản nhanh cần đầu tư vào những điều mới.

Nói chung, người bình thường sẵn sàng làm công việc họ không thích để kiếm tiền, họ coi công việc là một công cụ để duy trì cuộc sống. Còn tầng lớp giàu có chỉ quan tâm đến việc theo đuổi đam mê của bản thân, tràn đầy nhiệt huyết với công việc và luôn có cách làm giàu nhờ niềm đam mê đó, bởi họ giỏi vận dụng trí óc, sử dụng trí tuệ và tập trung toàn bộ sức lực vào công việc kinh doanh của mình.

3.   Người bình thường tin rằng kiếm tiền phụ thuộc vào giáo dục chính quy, tầng lớp giàu có tin rằng kiếm tiền phụ thuộc vào các kỹ năng đặc biệt

Trước vấn đề cho trẻ em tiền tiêu vặt, mỗi người ở mỗi tầng lớp khác nhau sẽ có những quan điểm và cách làm khác nhau. Steve Siebold đã phân tích và giải thích thêm về vấn đề này trong cuốn sách của mình:

Tu-duy-cua-tang-lop-thuong-luu-Lam-it-huong-nhieu-moi-la-chan-ly-3

Tầng lớp trung lưu giáo dục con cái họ tiết kiệm tiền tiêu vặt và yêu cầu chúng biết hài lòng với hiện trạng và không đòi hỏi thái quá. Còn tư duy của tầng lớp thượng lưu lại giáo dục con biết tận dụng tiền tiêu vặt để đầu tư, dũng cảm theo đuổi ước mơ của mình. Họ không quan tâm đến kết quả học tập của con, điểm IQ, miễn là đứa trẻ có thể tự đáp ứng nhu cầu của bản thân bằng trí thông minh và không vi phạm các chuẩn mực thì đều được khuyến khích.

4.   Người bình thường tin rằng giàu có là gốc rễ của mọi tệ nạn, người giàu có tin rằng nghèo đói mới là cội rễ

Tầng lớp trung lưu thường không nhận ra tầm quan trọng của tiền bạc, thậm chí họ còn cho rằng giàu có là gốc rễ của mọi tệ nạn. Trái lại, tầng lớp thượng lưu thì cho rằng tiền là lợi thế, nó không chỉ cho phép bản thân sống không bị gò bó mà còn có thể mang lại những đặc quyền riêng cho bản thân và gia đình.

Steve Siebold nhấn mạnh rằng, tầng lớp trung lưu và thượng lưu có quan điểm khác nhau hoàn toàn về sự giàu có. Trong khi những người bình thường lấy lý do này, lý do nọ để bao biện cho sự chậm tiến của bản thân thì những người giàu lại dành suy nghĩ để kiếm những khoản tiền khổng lồ mỗi ngày.

5.   Người bình thường cho rằng thịnh vượng là đặc quyền, người giàu có cho rằng thịnh vượng là một quyền

Trong cuốn sách của mình, Steve Siebold chỉ ra rằng tầng lớp trung lưu có thành kiến nhất định với tầng lớp giàu có. Chẳng hạn như họ tin rằng tầng lớp thượng lưu có được tài sản, của cải là thông qua gian lận, mánh khóe,… Nhưng thực tế, tham vọng làm giàu của nhiều tầng lớp tự thân xuất phát từ sự tư tin, sự kiên trì thực hiện ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc khi chưa đạt được mục đích đề ra.

Tu-duy-cua-tang-lop-thuong-luu-Lam-it-huong-nhieu-moi-la-chan-ly-4

Mặc dù tầng lớp trung lưu coi thường người giàu, nhưng họ không bao giờ có thể trở thành người giàu có, điều này là do có sự khác biệt lớn: Người bình thường cho rằng "tiền không thể làm cho người ta hạnh phúc hơn", nhưng trên thực tế có những việc nếu thiếu tiền thì không thể giải quyết. Còn đối với tầng lớp thượng lưu, họ luôn dành sự ngưỡng mộ cho người giỏi hơn mình và sẵn sàng cống hiến để thực hiện ước mơ giàu có. Khi có tiền trong tay, con người đương nhiên có thể sống theo cách họ thích.

Xem thêm: Định nghĩa “trí thông minh” của Steve Jobs giúp bạn tìm ra lý do vì sao nhiều người có IQ cao nhưng sự nghiệp cứ trì trệ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận